Trí nhớ của trẻ rất tốt
Trí nhớ của Tinh Tinh rất tốt, do đọc sách nhiều nên cho dù cùng mẹ đi làm bằng xe đạp, hay đi ô tô cùng bất cứ một người thân nào, cháu đều có thể tức cảnh sinh tình, nhìn thấy cái gì là đọc cái đó. Ví dụ, thấy nổi gió, cháu sẽ đọc: “Gió thu thổi, trời mát mẻ, nhiệt độ dần giảm xuống…”; nhìn thấy ngựa, sẽ đọc: “Ta cưỡi ngựa vượt sông Trường Giang, qua sông Trường Giang đến Tân Cương…”
Sáng ngày 26 tháng Năm năm 1985, trên đường từ Thâm Quyến về, chúng tôi muốn cháu xem vườn bách thú và đi máy bay. Chúng tôi đến vườn thú Quảng Châu, để cháu có thể tận mắt nhìn thấy những con vật trong sách. Khi nhìn thấy hà mã đang tiến lại, cháu liền hét lên: “Cái mồm của hà mã to quá”. Khi đến gần chuồng hươu cao cổ, tôi bảo cháu: “Tinh Tinh, con nhìn xem, hươu cao cổ cao bao nhiêu nhỉ? “Chắc khoảng 12 – 13m”. Khi tôi cố ý hỏi cháu: “Tại sao hươu cao cổ không phát ra tiếng?” “Hươu cao cổ là con vật bị câm nổi tiếng trong rừng mà!” Cháu trả lời rất chắc chắn. Tôi lại hỏi: “Sao con biết? “Sách viết thế.” Dúng vậy, sách đã trở thành dòng suối tri thức của Tinh Tinh.
Xem xong vườn bách thú, cháu lại mong chờ được đi máy bay, cháu phấn khích vô cùng, 12 giờ đêm vẫn chưa đi ngủ, nhấc điện thoại gọi sang phòng bố mẹ, bố cháu hỏi: “Sao con chưa ngủ?” Tinh Tinh trả lời: “Giống như ở Thâm Quyến, con trằn trọc mãi cũng không thể nào ngủ được.”
Chúng tôi bay chuyến đầu tiên, 7 rưỡi khởi hành. Tinh Tinh tạm biệt bố mẹ, để cùng máy bay bay lên bầu trời xanh bao la mà cháu vẫn tưởng tượng. Cháu mừng rỡ nói: “A! Con đã trở thành tiên nữ thật sự”, “Thật là đẹp, bên kia là đám may đầy màu sắc phát ra ánh vàng”, “A! Bên này là băng tuyết, có thể chúng ta đã đến đảo băng, chà chà, lạnh quá!” Vừa nói cháu vừa làm ra vẻ lạnh thật. Cháu đã tưởng tượng những đám mây đầy màu dắc thành những cảnh vật khác nhau, đám thì giống như một con voi, đám thì giống như một quả bóng bằng bông, đám lại giống một dòng sông dài, giống núi tuyết, sông băng…
Trẻ có khả năng tiếp thu tốt
Cháu học vẽ ở cung thanh thiếu niên thành phố Thâm Quyến, do cô Tôn Tiểu Kỳ dạy. Cô Tôn cho biết, Tinh Tinh nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng cũng là học dinh xuất sắc nhất. Vì cháu không chỉ có khả năng tiếp thu tốt, mà trí tưởng tượng cũng rất đặc biệt, dạy cháu vẽ thỏ, cháu có thể vẽ một bức tranh thi chạy của Thở và Rùa, hơn nữa, cháu vẽ một cách rất hình tượng con thỏ kiêu ngạo chổng bốn chân lên trời nằm ngủ trên đường thi chạy, còn Rùa thì chạy đến đích. Cô giáo dạy vẽ mèo, cháu liền vẽ con mèo ban ngày, mèo buổi đêm, mèo bắt chuột, mèo rình chuột, mèo ôm ba quả bóng bay, con mèo mèo vào bể cá vàng muốn ăn thịt cá…
Ngày 12 tháng Mười một năm 1986, tôi đến Thâm Quyến thăm cháu và hỏi: “Lần này ông ngoại không đến Thâm Quyến được, con định tặng quà gì cho ông?” Tinh Tinh vội vàng lấy một bức tranh trong tủ ra, và nói: “Con tặng ông ngoại bức tranh này.” Mẹ cháu nói: “Người khác khi tặng tranh họ đều viết tên, sao bức tranh này của con không có?” Cháu quay đi, lấy bút và viết: “Tặng ông ngoại, Tinh Tinh bốn tuổi.” Mẹ cháu lại hỏi: “Bức tranh này tên là gì? Tại sao không có tên?”, cháu lại viết thêm lên bức tranh: “Ao cá”.
Bức tranh này vẽ cảnh ao ở thôn mới Tân Hà nơi bố mẹ cháu sống ở Thâm Quyến, một đàn cá vàng nuôi ở nhà bà ngoại đang tung tăng bơi lội trong ao, và một bầy nòng nọc cháu rất thích. Cháu đã vẽ phong cảnh của Thâm Quyến với cái ao, cá vàng và nòng nọc ở Kinh Châu trên một bức tranh, để làm quà tặng ông ngoại.