Tính thống nhất: quan điểm, thái độ cùng cách biểu hiện tình cảm khi dạy trẻ nhỏ của tất cả các thành viên trong gia đình phải thống nhất và kết hợp ăn ý với nhau. Ví dụ, có lúc mẹ nói: “Hôm nay hai bố con chơi với nhau vui thật đấy!”, có lúc lại nhẹ nhàng nói với con: “Con chú ý một chút nhé, bố đang giận đấy!”. Tuyệt đối không được thể hiện sự bất đồng trong quan điểm giáo dục trước mặt con.
Biết chờ đợi: tập trung vui chơi và yêu thích học tập là một nét tính cách, một thói quen cũng như một phẩm chất của con người. Nhưng việc bồi dưỡng nên phẩm chất ấy không thể thành công trong một sớm một chiều mà cần phải trải qua quá trình kiên trì bồi dưỡng tích cực với biết bao cố gắng, nhẫn nại chờ đợi sự tiến bộ của trẻ, các bậc cha mẹ không thể nói những lời biểu hiện sự nản lòng, các không thể thể hiện ra tâm trạng không thể tiếp tục chờ đợi của mình. Trên thế giới này không có liều thuốc “công hiệu đặc biệt” hay “công hiệu nhanh” nào có thể sử dụng cho quá trình bồi dưỡng nên những thói quen và tính cách tốt đẹp đồng thời lại có thể sửa chữa những thói quen xấu, mà chỉ có thể dựa vào sự tích lũy những hành vi tốt đẹp. Một nghìn hành vi làm nên thói quen xấu cần tới một nghìn một trăm hành vi tốt để thay đổi nó.
“Mỗi người nông dân hay mỗi người thợ làm vườn đều hiểu rất rõ ràng, để có được một mùa khoai tây bội thu hoặc để có được những bông hồng rực rỡ thắm tươi thì không được để lỡ thời gian, cần phải bón phân đầy đủ trước khi dỡ khoai tây hoặc ngắt hoa hồng một năm. Người thợ làm vườn biết rằng, muốn có được những đóa hồng diễm lệ thì phải chuẩn bị rễ và thân cây hoa trước đó gần một năm. Đây là những kiến thức thông thường mà mọi người đều hiểu rõ.
Thế nhưng, khi nhắc tới việc giáo dục ngay từ giai đoạn sớm cho trẻ nhỏ, thì dường như hầu hết chúng ta không hề nghĩ đến”
Michael Keluofude