Ví dụ con trẻ đã hình thành “sự nhạy cảm học chữ đọc sách” như thế nào?

Kích thích vùng ngôn ngữ

Sự nhạy cảm học chữ đọc sách ở trẻ

Dưới đây xin xem vài đoạn trích trong thư của rất nhiều vị phụ huynh là học viên của trường hàm thụ giáo dục sớm, để xem con cái họ đã hình thành “sự nhạy cảm học chữ đọc sách” như thế nào.

“Khi Ngô Quỳnh được sáu tháng tuổi, tôi thường đọc sách cho cháu nghe. Lâu dần, cháu thích nghe người lớn đọc sách, đọc thơ, đọc ca dao. Khi ngồi chơi cháu cũng thích giở sách. Chưa đầy một tuổi, cháu thường đưa sách cho người lớn, yêu cầu cầm tay cháu chỉ vào sách đọc, sau đó cháu bắt đầu học chữ… Sau khi biết đi, cháu thường cầm sách theo sau tôi, khi tôi rảnh tay là cháu đưa sách đến trước mặt: “Bà ơi, bà đọc sách cho cháu nghe, đọc một lần thôi có được không bà?” Lên ba tuổi, bé biết đọc Người bạn nhỏ và một số sách khác của trẻ em. Lên bốn tuổi cháu biết đọc Tôn Kính Tu kê chuyện toàn tập, lên năm tuổi bé đã biết khoảng 5.000 chữ” (Khuất Quế Kim, thành phố An Đạt, Hắc Long Giang).

“Trong nhà tôi treo bức tranh “Vườn động vật thiên nhiên”. Hàng ngày tôi bế bé Sảnh Sảnh sáu tháng tuổi xem tranh hai, ba lần. Lâu dần, bé không những nhận biết được các con vật, mà khi tôi nói tên của chúng, bé còn chỉ tay lên chữ. Sau đó, tôi có ý thức hơn trong việc dạy bé học chữ, ngày nào cũng bỏ ra 10 phút chơi học chữ và cùng đọc truyện với bé. Hiện giờ bé bốn tuổi năm tháng, bé đã sớm đọc sách một cách say mê” (Tần Thu, huyện Hưng An, Quảng Tây).

“Bé La Tường một tuổi đã bi bô học nói. Một hôm, bà nội cho bé chơi vỏ hộp thuốc lá hiệu Trùng Khánh, chỉ cho bé chữ “Trùng Khánh”, không ngờ hai hôm sau hỏi bé “Trùng Khánh”, bé chỉ vào hộp thuốc, lại không cho để ngược chữ. Sau đó, hàng ngày tôi dạy bé xem lịch, biển số nhà, biển quảng cáo, biển hiệu, tên tờ báo… Học chữ trở thành trò chơi không thể thiếu của bé. Ba tuổi bé biết hơn 2.000 chữ, viết được 50 chữ và rất thích đọc sách” (La Khởi Thắng, huyện Vạn, Tứ Xuyên).

Thú vị nhất có lẽ là một bức thư gửi hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Triết Giang. Tác giả là một ông bố trẻ vùng Lệ Thủy tỉnh Triết Giang, trong thư ông bố đó đã kể lại kỳ tích của con trai mình. Bức thư có đoạn:

“… Kỳ lạ là từ nhỏ bé đã thích xem sách, thường đời người lớn cho bé xem chữ. Khi hai tuổi ra ngoài chơi, nhìn thấy mẩu giấy có chữ trên đường bé cũng mang về nhà, đời Người lớn dạy… Hai tuổi rưỡi khi xem ti vi, chương trình dự báo thời tiết của đài truyền hình trung ương, tên các tỉnh, thành phố bé đều nhớ được. Khi lên ba tuổi, bé có thể viết được tên các tỉnh, thành phố theo trật tự, không sót nơi nào. Ngoài việc đời bố mẹ dạy chữ, bất kể một người thân, bạn bè nà0 đến, bé cũng đời dạy chữ. Có lúc theo người lớn đi chơi trên thị trấn, bé đời đọc các chữ hai bên đường, gặp chữ nào chưa biết thì bé hỏi. Khi người lớn bận không dạy được thì bé nằm ra đất gào khóc. Đồng ý dạy thì bé lau nước mắt vừa đọc vừa dùng ngón tay viết trong không khí. Có lúc bé bị ốm không chịu uống thuốc, cha mẹ nói uống thuốc xong sẽ học chữ, bé liền vui vẻ làm theo..”. Câu chuyện này sau khi được truyền đi, sở giáo dục thành phố Lệ Thủy, trạm phát thanh thành phố, các nhà báo trong thành phố đều đến phỏng vấn đứa trẻ yêu sách như tính mệnh này. Lẽ nào đứa trẻ đó có duyên với chữ? Lẽ nào xuất hiện thần đồng? Mọi người đều không hiểu được.

Qua tìm hiểu được biết, đứa trẻ đó khi mới sáu tháng tuổi đã bắt đầu chơi với sách vở, một tuổi chơi cờ tướng, chơi bài. Khi bé ngẫu nhiên nhận biết một vài chữ thì nhận được sự khen ngợi và cổ vũ nhiệt liệt của mọi người xung quanh, như vậy sự nhạy cảm về học chữ của bé ngày càng tăng lên. Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có những đứa trẻ chơi ô tô mãi không chán, có trẻ lại say sưa nghe nhạc, hội họa… Ở thành phố Tô Châu có một bé bốn tuổi rất thích tính xem ngày nào, tháng nào là thứ mấy. Năm 1987, bé đã có thể tính ra được ngày tháng của mỗi Chủ nhật từ năm 1991 trở về trước (bé ở cùng ông nội, từ bé đã rất mong đến ngày Chủ nhật bố mẹ đến thăm, bé lại từng chơi trò đổi ngày tháng và thứ). Những việc đó nếu phân tích từ góc độ “có được sự nhạy cảm” thì không có gì là khó hiểu.

Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn tìm kiếm không lựa chọn, điều đó rất có lợi cho việc học chữ

Ta có thể dẫn dắt trẻ thường xuyên xem chữ, đọc, chơi, từng bước làm sâu sắc thêm ấn tượng về chữ ở trẻ. Bạn chơi gì với bé, bé sẽ tiếp xúc với cái đó giống như “tờ giấy thấm” tiếp thu hết. Môi trường đem lại cho trẻ kho báu, tất nhiên trẻ sẽ là thiên tài tìm kiếm kho báu.

Trẻ nhỏ thì sao? Chúng thích nhất là trò chơi hoạt động, hứng thú và sự khích lệ là động lực rất lớn với chúng. Trong mắt trẻ, học tập, cuộc sống và trò chơi không có ranh giới, chỉ cần có hứng thú và được khích lệ, trẻ sẽ coi là trò chơi để làm theo, nếu không trẻ sẽ từ chối.

Cho nên, dùng phương thức sinh động, hoạt bát, thú vị, trực quan để dạy trẻ nhận biết chữ và đọc sách thì chắc chắn thành công, nhất là những trẻ trước ba tuổi đã hình thành được sự nhạy cảm về việc học chữ. Chúng ta nên tặng cho trẻ món quà tốt nhất để thành tài đúng lúc.

Khi đứa trẻ ra đời, không những nó “mù chữ” mà còn “mù về nhận biết con người”, “mù ngôn ngữ”, “mù hành vi”, chúng ta chỉ cần phát huy khả năng học tập như thiên tài của trẻ, chúng sẽ thoát khỏi “mù chữ” giống như thoát khỏi “mù về nhận biết con người”, “mù ngôn ngữ”, “mù hành vi”. Tôi tin thời đại đó sẽ đến.

Đọc sách là thú vui duy nhất của tôi.

Franklin

Tôi vồ lấy sách, như người đang đói vô lấy chiếc bánh mì.

Maksim Gorki

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!