Vì sao sự phát triển tâm lý ở trẻ em lại đặc biệt quan trọng?

Sự phát triển tâm lý, nâng cao trình độ và sự sinh trưởng có cùng chung một đặc điểm: sự phát triển của chúng không đồng đều, có giai đoạn sinh trưởng nhanh, có giai đoạn lại chậm. Ví dụ, thời kì sinh trưởng nhanh của cơ thể ở giai đoạn thiếu niên, những năm sau đó, cơ thể phát triển ngày càng chậm lại, con người khi đã bước qua giai đoạn thanh niên dường như không cao thêm được nữa. Một quy luật vô cùng quan trọng của quá trình phát triển tâm lý là tuổi càng nhỏ thì phát triển càng nhanh.

Sự phát triển về tâm lý liên quan tới giai đoạn sinh trưởng và phát triển toàn diện của não bộ. Não bộ là cơ quan sinh trưởng nhanh nhất và sớm hoàn chỉnh nhất trong tất cả các cơ quan của cơ thể. Năm lên sáu tuổi, não bộ của trẻ về cơ bản đã hoàn chỉnh, gần bằng với độ phát triển của não bộ người trưởng thành. Trong khi đó, các cơ quan khác trong cơ thể muốn đạt đến mức độ hoàn chỉnh này phải mất khoảng thời gian 15 năm.

Giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu là giai đoạn mà đại não sinh trưởng nhanh nhất, đồng thời cũng là thời kỳ phát triển mạnh nhất của các chức năng tâm lý. Nâng cao trình độ tâm lý của não bộ trong giai đoạn này sẽ thu được hiệu quả “làm ít hưởng nhiều” giống như việc bón phân đầy đủ cho hoa màu và giữ ẩm cho mầm cây non, như vậy sau này mới có thể gặt hái được một mùa bội thu. Nếu đợi tới khi não bộ đã định hình và thành thục hoàn toàn mới bắt đầu khai thác tiềm năng tâm lý thì đã quá muộn, thậm chí chỉ uổng công vô ích mà thôi. Vì vậy, người ta thường nói “từ nhỏ thông minh cả đời sáng suốt”, mà tính cách con người thì “ba tuổi đã lớn, bảy tuổi đã già”. Những câu này tuy có nói hơi quá, thế nhưng chúng quả thật là những câu ngạn ngữ dân gian thức tỉnh mọi người phải chú trọng tới giáo dục tố chất ngay từ giai đonạ đầu, đồng thời cho thấy con đường giáo dục tốt nhất. Vì thế, dù mấy ngàn năm đã trôi qua mà những câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!