Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ (2)

Một đôi vợ chồng trẻ sau khi sinh con, do điều kiện gia đình không có ông bà đỡ đần, cũng không thuê bảo mẫu nên đành phải gửi con sang nhà người cậu, nhờ cậu giúp trông nom săn sóc. Người cậu của bố mẹ cũng chính là ông của đứa trẻ là một ông già sống độc thân, rất yêu con và thích sạch sẽ, vì thế trong nhà dường như không có lấy một hạt bụi. Ông không có công việc nào để vui thú lúc tuổi già, hơn nữa lại rất khỏe mạnh, vì thế nếu đem con gửi ở nơi “lý tưởng” này, cha mẹ sẽ yên tâm vô cùng. Chỉ có một điều duy nhất, người cậu này bị câm.

Hai vợ chồng sau khi đem con tới nhà cậu gửi vẫn thường xuyên đến thăm nom con vào những ngày nghỉ lễ. Đứa con nhỏ của họ rất hoạt bát và đáng yêu, chỉ có điều biết nói hơi muộn một chút. Một tuổi, một tuổi rưỡi đứa trẻ vẫn chưa biết nói, còn bố mẹ đứa trẻ thì cho rằng, trẻ biết nói muộn chút cũng là hiện tượng bình thường nên không để ý lắm. Mãi mới năm đứa trẻ lên hai, vẫn chưa biết nói, song lại biết dùng tay ra dấu hiệu, ví dụ như khi uống nước, nó thực hiện động tác này, động tác khác để thể hiện mong muốn của mình… đó chính là thứ ngôn ngữ của những người câm.

Khi ấy, bố mẹ đứa trẻ mới giật mình tỉnh ngộ và nhận ra cuộc sống ở nhà của cậu không có môi trường để cho con mình học nói, thế nên con họ chỉ biết dùng tay ra dấu hiệu như một người câm mà thôi! Vậy là cả hai vợ chồng lập tức quyết định phải đón con về nhà, tích cực dạy con nói chuyện đồng thời gửi con đi nhà trẻ để “nâng cấp ngôn ngữ”. Về sau, tuy đứa trẻ này vẫn biết nói chuyện, song khả năng ngôn ngữ của nó kém hơn các bạn cũng trang lứa rất nhiều.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!