Bồi dưỡng tính kiềm chế và phẩm hạnh tốt đẹp

Giáo dục sớm nên giáo dục toàn diện, phải chú trọng bồi dưỡng cả phương diện trí tuệ lẫn phi trí tuệ. Có như vậy trẻ nhỏ mới có được sự phát triển toàn diện. Tôi thường bắt gặp trên đường phố hoặc trong cửa hàng có những đứa trẻ lớn lên đòi bố mẹ mua cho một món đồ. Tôi thật sự buồn thay cho những ông bố bà mẹ đang phải bó tay bất lực và chỉ biết đứng đó tức giận đùng đùng đó, sao lại có thể như vậy? Tôi nghĩ chỉ cần người làm cha mẹ để ý một chút đến hành vi của con thì con trẻ sẽ không thể hình thành thói quen muốn gì được nấy như thế được.

Phần lớn gia đình Trung Quốc hiện nay đều có ông bà, cha mẹ cùng chăm sóc yêu thương một đứa trẻ. Trong vương quốc gia đình, trẻ được coi là trung tâm của sự chú ý. Thế nhưng, chiều con như thế nào cho đúng là rất quan trọng. Trong mắt tôi, trẻ con đúng là trẻ con, yêu thích chúng là chuyện thường tình, song yêu phải có mức độ. Yêu con như thế nào được coi là đúng mức con người ai cũng có ham muốn, trẻ con luôn trực tiếp thể hiện nhung ham muốn của mình với bố mẹ. Làm thế nào để hướng ham muốn của con theo hướng tích cực, đây là việc lớn mà các bậc cha mẹ phải chú trọng. Khi Thần Thần đi nhà trẻ, tôi không bao giờ cho cháu mang đồ ăn vặt, để tránh việc cháu mong chờ tôi mang đồ ngon. Ăn quà quen sẽ khiến cháu khóc, mè nheo đòi thức ăn.

Trong phương pháp giáo dục của Uyttho có một câu rất hay: “Không cho phép trẻ làm những việc không được phép ngay từ đầu trẻ sẽ không cảm thấy đau khổ”. Câu danh ngôn này thật chí lý. Khi Thần Thần bắt đầu học chữ (17 tháng tuổi), tôi đã có ý thức khống chế ham muốn của cháu, rèn luyện khả năng kiềm chế cho cháu. Mỗi ngày sau khi cháu học xong hai chữ, cần cụ thể thành tích của cháu, tôi thường cho cháu hai chiếc kéo, bạn đầu cháu không quen, ăn xong còn đòi thêm.

Có lần, cháu không chịu được liền khóc to. Tôi giả vờ như không nhìn thấy, cháu tay cầm cái rổ nhỏ trông không chạy đi chạy lại trên giường, vừa khóc vừa hét: “Kéo, kéo, kéo”, đồng thời nhìn trộm tôi, con nói với hoa trên bàn: “Hoa à, hoa à, chim công à, chim công à”, dáng vẻ vô cùng đáng thương. Tôi gần như đã mềm lòng rồi, song tôi vẫn cố kìm nén. Sau một hồi thấy không có kết quả, cháu liền chảy đến xem biểu hiện của tôi. Đột nhiên cháu thơm má tôi, tôi cắn chặt môi để không bật cười, cháu đành tiu nghỉu ngồi trên tấm chăn nhỏ, hờn dỗi: “Mẹ không cho, con cũng không cần”. Rồi cháu tự đi xuống cầu thang một mình, nếu thấy còn khóc mà thỏa hiệp, như vậy cái uy của người mẹ trong mắt con sẽ giảm đi nhiều, mà cái uy của con trẻ sẽ lớn hơn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!