Cách phòng chữa bệnh ỉa chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy

Trẻ sơ sinh bị ỉa chảy

Trẻ sơ sinh mắc bệnh ỉa chảy khá thường gặp, nhưng nếu số lần đại tiện nhiều hơn bình thường 1 – 2 lần/ngày, có thể không phải là ỉa chảy mà là phân lỏng mang tính sinh lý. Chỉ cần phân không chứa nhiều nước và chất nhờn, tinh thần bé vẫn tốt, ngủ ngon giấc, cân nặng tăng bình thường, thì cha mẹ không cần chữa trị. Nếu đi ngoài hơn 10 lần/ngày, phân chứa nhiều nước, thì đúng là trẻ bị đi ỉa chảy, cần đưa bé tới bệnh viện.

  1. Cho ăn không đúng có thể gây ỉa chảy. Ví dụ sữa bột quá đặc, sữa bột không hợp với bé, cho thêm đường vào trong sữa bột, hoặc cho bé ăn bột quá sớm… đều dễ dẫn đến ỉa chảy. Các triệu chứng dẫn đến ỉa chảy là phân bé có bong bóng, kèm theo mùi chua tanh, có vón sữa. Có bé vừa đi ỉa chảy nôn trớ. Lúc này nên điều chỉnh cách cho ăn, cho ăn theo công thức không học hoặc thay loại sữa bột khác.
  2. Dị ứng với lactoprotein cũng dẫn đến ỉa chảy ở trẻ. Triệu chứng này thường kèm theo nổi mẩn, thở dốc, nổi mề đay, vì thế cha mẹ cần xem xét đổi loại sữa không có chứa lactoprotein cho trẻ.

Trẻ ỉa chảy dễ bị mất nước, vì thế phải thường xuyên cho trẻ uống nước. Ngoài ra, không nên dùng kháng sinh cho trẻ khi phát hiện trẻ ỉa chảy, chỉ khi xác định ỉa chảy là do nhiễm khuẩn mới được dùng, tránh làm bệnh tình nặng thêm.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!