Cách phòng chữa chứng khối máu tụ trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh

Chứng khối máu tụ trên đỉnh đầu ở trẻ sơ sinh

Chứng khối máu tụ trên đỉnh đầu trẻ sơ sinh

Khối máu tụ trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh là do chấn thương da đầu (do áp lực) xảy ra trong quá trình sinh. Khối sưng do sự phù nề của da đầu thường kèm theo hiện tượng chồng sọ. Sọ của các bé sơ sinh được cấu tạo bởi nhiều mảnh xương nhỏ. Nơi các xương gặp nhau gọi là khớp sọ. Dưới tác động của áp lực do sinh khó hoặc do dụng cụ giúp sinh tạo nên, sẽ làm cho da đầu bị phù nề và có thể kèm theo hiện tượng các xương sọ chồng lên nhau, khi sờ không còn thấy khớp sọ.

Khối sưng do máu tụ dưới da đầu là do các mạch máu nhỏ dưới da đầu bị vỡ, máu chảy và tụ lại dưới da đầu và tạo thành một khối. Não không bị tổn thương. Khối sưng này không xuất hiện ngay khi sinh ra, đa số sau vài giờ hoặc vài ngày trẻ sinh ra mới xuất hiện, sau đó dần dần to lên, sau một tuần là to nhất, sau đó lại dần dần nhỏ lại, khoảng 2 tuần đến 3 tháng là hết. Nếu sau hai tháng mà khối sưng vẫn to, nên đến bác sỹ để kiểm tra chữa trị.

Khối sưng này thường xuất hiện trên đỉnh đầu, thỉnh thoảng có bé mới xuất hiện ở hai bên đầu, rất ít trường hợp sưng ở xương chẩm và xương trán. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy khối sưng này, khi xuất hiện, dùng tay sờ cảm giác rất rõ.

Thông thường, bác sỹ sẽ tiêm vitamin K giúp tan máu tụ, tránh cho khối sưng nặng thêm.

Đa số các khối này là tự sưng và biến mất, vì thế không cần hút ra, tránh bị viêm nhiễm. Trong vài ngày đầu, có thể chườm lạnh vào khối sưng, tránh cho khối sưng tiếp tục to lên. Ngoài ra khi bé ngủ, mẹ nên chú ý không để đầu bé ép vào khối sưng đó.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!