Quy luật tăng chiều cao đáy tử cung
Sự tăng lên của chiều cao đáy tử cung không phải lúc nào cũng ổn định. Vào tuần thứ 16 – 36, mỗi tuần tử cung tăng 0,8 – 1,0 mm, bình quân là 0,9 mm; Đến tuần 36 – 40, mỗi tuần tăng 0,4 mm; Sau tuần 40, đầu bé chui vào xương chậu, chiều cao đáy tử cung không tăng nữa, ngược lại giảm dần đi.
Có thể, ở tuần cuối cùng này, nếu đo liên tiếp 2 lần hoặc ba lần, chiều cao đáy tử cung vẫn tăng, cho thấy có đa thai hoặc nước ối nhiều, thai nhi to quá mức, hoặc bị hẹp xương chậu… Nếu chiều cao đáy tử cung liên tiếp giảm, chứng tỏ thai nhi có thể phát triển chậm hoặc bị dị tật.
Phương pháp đo chiều cao đáy tử cung
Khám thai sau tuần 16, có thể đo được chiều cao đáy tử cung. Chiều cao đáy tử cung là khoảng cách từ chính giữa bụng dưới (đáy tử cung) xuống đến đỉnh xương mu, bố hoặc mẹ có thể tự học cách đo chiều cao đáy tử cung. Cái khó là làm thế nào tìm được đáy tử cung.
Đáy tử cung sẽ dễ tìm hơn khi bụng đói. Nằm ngửa sẽ dễ đo hơn. Khi tìm đáy tử cung, trước tiên hãy nằm xuống, tìm đến xương mu, sau đó tiếp xúc ở vị trí trên, dưới hoặc bằng của rốn, cho đến khi sờ thấy một đường gờ hình tròn đó chính là đáy tử cung.
Nếu tìm không thấy, có thể một tay đặt lên rốn, tay kia nhẹ nhàng dịch chuyển trên dưới vị trí của háng, lúc này sẽ cảm giác rõ tử cung đang dịch chuyển lên hoặc xuống. Sau khi tìm được đáy tử cung, bố hãy giúp mẹ đo chiều dài từ xương mu đến đáy tử cung là được.
Do chiều cao của đáy tử cung mặc dù rất có lợi, nhưng thai phụ cũng không nên tiến hành làm thường xuyên, tránh gây lo lắng. Chỉ cần mỗi lần kiểm tra thấy bình thường là ổn.
Hỏi đáp về chăm sóc sức khỏe thai phụ tuần 20:
Hỏi: Tôi đã tự đo chiều cao đáy tử cung, nhưng chỉ số lại giống như 2 tuần trước, có phải là thai nhi phát triển chậm không?
Đáp: Từ quy luật tăng lên của chiều cao đáy tử cung có thể thấy, trong hai tuần này, chỉ số không tăng lên rõ ràng, có thể bạn đo không đúng. Hơn nữa, không phải thai phụ nào cũng dễ dàng tìm được đáy tử cung, đặc biệt là những thai phụ béo. Vì thế khi tự mình kiểm tra đo đáy tử cung, có thể phương pháp đo của bạn không chính xác, chứ không phải đo đáy tử cung bất thường.
Bụng mẹ to nhỏ có liên quan đến sự phát triển của bé
Ở tuần 20 – 24, vòng bụng thai phụ sẽ tăng 1,6 mm/ tuần, đến 24 – 36 vòng bụng tăng thêm 0,8 mm/ tuần; Sau 36 tuần, tăng 0,3 mm/ tuần. Mang thai từ 16 – 40 tuần, bình quân vòng bụng tăng 21 mm, mỗi tuần tăng 0,8 mm. Từ quy luật này cho thấy, bụng của mẹ ở giữa và sau thai kỳ liên tục tăng lên.
Tuy nhiên, không phải vòng eo các thai phụ đều tuân theo quy luật trên, vì thế ở cùng một giai đoạn mang thai nhưng vòng bụng của các mẹ lại khác nhau. Hơn nữa vòng bụng còn liên quan đến hình dáng của thai phụ, thai phụ có thân hình cao, gầy thì vòng bụng khá nhỏ; những thai phụ thấp béo thì bụng to hơn.
Nếu bụng bạn không to như các thai phụ khác, hoặc có người nói rằng bụng bạn nhỏ, cũng không nên quá để tâm, chỉ cần sự phát triển của thai nhi trong mỗi lần khám thai đều bình thường là được. Nếu cứ lo lắng, lo thai nhi phát triển không bình thường e rằng sẽ có hại cho cả bạn và bé.
Ngoài ra, vòng bụng thai phụ có thể tăng lên theo giai đoạn, có giai đoạn tăng nhiều, có giai đoạn tăng ít. Vì thế số đo trong một lần kiểm tra không thể coi là tiêu chuẩn đánh giá, nên chú ý quan sát động thái và sự phát triển của bé trong cả giai đoạn thai kỳ.
Nhìn nhận đúng đắn với những nhận xét, khuyên nhủ của mọi người
Khi mang bầu, thai phụ luôn được chú ý, quan tâm nhiều hơn. Các bà mẹ luôn muốn truyền kinh nghiệm của mình cho con gái, nhưng những kinh nghiệm này cũng ít có cơ sở khoa học, vì thế thai phụ cần biết phân biệt và nhìn nhận đúng đắn, không nên mù quáng nghe theo bất cứ lời khuyên nào.
Đối với những kinh nghiệm tiêu cực, ví dụ như cơn đau khi sinh nở, nỗi khổ khi chăm sóc con… dễ làm tăng áp lực cho bạn, cho dù có nghe thấy thì bạn cũng không nên để ý. Những nỗi khổ, cơn đau này luôn đi cùng niềm vui, bạn phải trải qua mới biết được.
Với những bà mẹ lạc quan, vui vẻ, họ thường xuất phát từ góc độ cổ vũ, động viên để đưa ra những cái hay và điều tốt đẹp nhất cho bạn mà quên đi những dấu hiệu bất thường khác, thai phụ không nên hoàn toàn nghe theo điều này.
Xem thêm: