Những biện pháp ngăn ngừa đẻ non
Trước đây, chúng ta thiên về cách chữa trị và ngăn chặn chứng đẻ non, đó là cách thức rất bị động, dẫn đến tỉ lệ đẻ non khá cao chiếm 11% ca sinh. Nhưng khuynh hướng trọng điểm hiện nay là phòng ngừa.
- Thực tiễn cho thấy, tìm ra nhiều các biện pháp bảo vệ chăm sóc trước khi sinh càng sớm thì tỷ lệ đẻ non càng thấp. Khám thai có thể phát hiện được những thai phụ có nguy cơ sinh non cao, như: thai phụ mắc bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp. Với những trường hợp này cần tiến hành quản lý và đề phòng một cách có hệ thống sẽ tránh được tình trạng nguy hiểm xảy ra khi sinh nở, trong đó có đẻ non.
- Hút thuốc, uống rượu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mà là một trong những nguyên nhân gây đẻ non.
- Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đẻ non. Nếu người mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục, vi khuẩn hoặc các virus có thể xâm nhập vào nước ối và gây ra đẻ non. Vì thế, ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, người mẹ cần tăng cường vệ sinh ngoài âm đạo.
- Thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu máu dễ gây đẻ non, vì thế mẹ cần tích cực phòng trị bệnh thiếu máu, khi cần thiết có thể uống thuốc bổ sung sinh dưỡng theo chỉ định của bác sỹ.
- Người mẹ quá căng thẳng, lo lắng cũng dễ gây đẻ non. Vì vậy, hãy giữ cho tâm trạng luôn ổn định, thoải mái.
Phương pháp hít thở Lamaze giúp sinh nở thuận lợi
Càng gần đến ngày sinh, người mẹ càng cảm nhận rõ hơn nỗi sợ đau khi đẻ, lúc này bạn có thể luyện tập phương pháp hít thở Lamaze. Đây là phương pháp có thể giảm được cơn đau do sinh nở, cũng được gọi là một phương pháp có thể giảm được cơn đau do sinh nở, cũng được gọi là một phương pháp giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoạt động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng.
Phương pháp hít thở Lamaze nghiên cứu đến cách hít thở, sự phối hợp thay đổi của cơ thể khi sinh. Phương pháp này khá phức tạp, nên thai phụ cần đi học, nghiêm túc tập luyện sớm, như vậy trước khi đẻ mới vận dụng thành thục. Nếu đợi đến lúc đẻ mới luyện tập thì phương pháp này sẽ không có hiệu quả.
Thông thường vào tháng thứ 7, người mẹ có thể bắt đầu luyện tập, nếu có chồng tập cùng hiệu quả sẽ càng tốt hơn.
Những điều quan trọng khi luyện tập phương pháp hít thở Lamaze
Phương pháp hít thở Lamaze được dùng chủ yếu trong lúc sinh nở, vì thế điều quan trọng của việc luyện tập là làm thế nào kết hợp sự thay đổi của cơ thể trong lúc sinh nở và phương pháp hít thở.
Sự thay đổi của cơ thể |
Giai đoạn sinh nở |
Phương pháp hít thở thích hợp |
Cửa tử cung mở 3cm, cứ 5 – 20 phút, tử cung co thắt một lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây. | Khi bắt đầu sinh | Phương pháp hít thở bằng ngực:
Trước tiên dùng mũi hít một hơi thật sâu, theo độ co rút của tử cung để bắt đầu hít khí vào và thở ra, tiến hành nhiều lần, đến khi cơn đau dừng lại thì hít thở bình thường. |
Cửa tử cung mở 3 – 7 cm, cứ 2 – 4 phút tử cung co thắt 1 lần, mỗi lần 45 – 60 giây | Thai nhi vừa chuyển động, vừa theo đường sản chui xuống | Khi tử cung bắt đầu co thắt và dần kết thúc, áp dụng cách hít thở sâu bằng ngực.
Khi tử cung co thắt đến cao trào, dùng cách hít thở nhẹ, giữ độ cao hít thở ở họng, hoàn toàn dùng miệng để hít thở, âm thanh sẽ phát ra tiếng “xì, xì”. Tử cung co thắt mạnh thì hít thở càng nhanh, khi tử cung có thắt giảm thì hít thở cũng giảm dần. Thời gian mỗi lần hít thở nông khoảng 20 giây, dần dần kéo dài, cho đến khi đạt được 60 giây. |
Cơn đau bắt đầu, mẹ muốn dùng sức để cho em bé ra ngoài qua đường sản đạo | Bé cũng dùng sức để ép ra ngoài đường sản đạo | Lúc này, bác sỹ yêu cầu mẹ không nên dùng sức quá, tránh xảy ra tình trạng rách âm đạo, mẹ có thể áp dụng phương pháp hít thở hà hơi để giảm đau.
Khi cơn đau dội đến, trước tiên hít hơi thật sâu, tiếp đó hà hơi ngắn và có sức. Ví dụ thở nhẹ 1, 2, 3, 4, tiếp đó thở ra khí mạnh, giống như cố gắng thổi một vật gì đó, cho đến khi không muốn dùng sức nữa thì thôi. Khi luyện tập, mỗi lần đạt 90 giây. |
Khi cổ tử cung mở hoàn toàn | Đầu bé chui ra ngoài đường sản đạo | Dùng lực đẩy:
Hít một hơi dài, sau đó thở ra, lập tức cằm co lại, dùng lực để không khí trong phổi ép lên bụng xuống, đồng thời thư giãn cơ xương chậu. Khi thay đổi không khí, cần giữ nguyên tư thế cữ, nhanh chóng thở ra, lập tức hít sâu một hơi, tiếp tục dùng sức cho đến khi em bé được ra ngoài. Khi đầu em bé đã lộ ra ngoài, mẹ có thể hít thở ngắn và gấp để làm giảm cơn đau. |
Xem thêm: