Những thực phẩm nhuận tràng
Đặc điểm sinh lý quyết định mẹ có bị táo bón hay không, thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm nhuận tràng sẽ ngăn ngừa chứng táo bón.
- Những thực phẩm chứa tinh bột, sau khi ăn xong sẽ sản sinh ra khí, có tác dụng làm rộng đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Loại thực phẩm này bao gồm (khoai lang, khoai tây…). nên ăn thường xuyên.
- Thực phẩm giàu chất xơ (rau hẹ, rau cần tây, rau dền, cải bó xôi, bí đỏ, củ cải, khoai sọ…) có thể thúc đẩy nhu động của đường ruột đào thải các chất cặn bã, giúp bài tiết nhanh hơn.
- Những thực phẩm có chứa dầu mỡ, pectin cũng có tác dụng làm trơn ruột, ngăn ngừa táo bón như: hoa quả, vừng, hạnh nhân, hạt thông, mật ong…
Ngoài ra, nếu uống nước quá ít, cũng làm cho đường tiêu hóa khô, dẫn đến táo bón, mẹ cần bảo đảm uống nước đầy đủ và hấp thụ các chất dinh dưỡng phong phú hàng ngày.
Mẹ có cần ăn đêm?
Nhiều phụ nữ trước khi mang bầu có thói quen ăn đêm, những phụ nữ không có thói quen này thì trong thời kỳ mang bầu cũng cố gắng tập ăn vì nghĩ rằng ăn như vậy sẽ cung cấp đầy đủ hơn dinh dưỡng cho thai nhi, giúp bé lớn lên khỏe mạnh hơn.
Thực ra không phải như vậy, theo điều tra cho thấy, mẹ ăn nhiều hay ít không có liên quan nhiều đến trọng lượng của thai nhi. Tỷ lệ thai phụ có cân nặng vượt tiêu chuẩn đạt 85%, nhưng trong đó 94% thai nhi có cân nặng không tương xứng với tỷ lệ tăng cân của người mẹ, vì thế, cách nghĩ ăn đêm để bé tăng cân là không đúng.
Trên thực tế, tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể vào ban đêm thấp, hệ tiêu hóa vào ban đêm cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu ăn trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, nhiệt lượng tiêu hao không hết có thể biến thành mỡ dự trữ trong cơ thể, khiến cho cơ thể mẹ nặng nề. Nếu ăn nhiều, ăn no, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đương nhiên, không thể cho rằng đói là không thể ăn, nếu cảm thấy đói, mẹ có thể ăn một ít thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm như sữa, hoa quả… không ăn thực phẩm nhiều năng lượng, có chứa chất kích thích và dầu mỡ.
Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng bà bầu tuần 25
Tim lợn hầm bách tử nhân
Nguyên liệu: 1 quả tim lợn, 15g bách tử nhân, rượu, muối, hành hoa.
Cách chế biến:
- Tim lợn làm sạch, thái miếng dày.
- Cho bách tử nhân, tim lợn vào nồi.
- Sau khi tim lợn chín, rắc hành hoa lên là được.
Công dụng: Bách tử nhân có tác dụng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Tim lợn an thần, dưỡng tâm bổ huyết. Hai món kết hợp ngăn ngừa chứng mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho thai phụ. Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng
Chè củ mài
Nguyên liệu: 250g củ mài, 30g vừng chín, đường trắng
Cách chế biến:
- Củ mài rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng dài 4cm, rộng 1 cm.
- Cho dầu vào chảo, cho củ mài vào chảo rán chín, vớt ra để ráo dầu.
- Cho một ít dầu ở đáy chảo, cho đường trắng vào đun lên cho có màu vàng cánh rán, sau đó đổ một ít nước vào, cho củ mài lên khuấy đều, múc ra đĩa, rắc vừng chín lên là được.
Công dụng: Củ mài có tác dụng kiện tỳ ích vị, trợ tiêu háo, chất niêm dịch trong củ mái có tác dụng làm hạ đường huyết, rất thích hợp cho thai phụ.
Cá xào táo tàu, cà rốt
Nguyên liệu: 1 con cá, 1 quả táo tàu, 1 củ cà rốt, 1 quả trứng gà, rượu, muối, gừng.
Cách chế biến:
- Cá làm sạch vẩy, cắt khúc, cho rượu vào ướp khoảng 20 phút, sau đỏ lấy lòng trắng trứng đánh tan, cho muối, gừng vào khuấy, cho cá vào ướp đều, để khoảng 10 phút.
- Đun dầu nóng, cho cá vào xào chín, gắp ra.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ thái miêng, cho vào xào qua. Táo tàu rửa sạch thái miếng cho vào chảo cà rốt, trộn đều, cho muối vào đảo đều. Cuối cùng cho cá vào chảo hỗn hợp đó đun đến khi chín là được.
Công dụng: Táo tàu rất thích hợp với món ăn này, táo có vị chua ngọt, hợp khẩu vị.
Xem thêm: