Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 26)

Chăm sóc bà bầu

Kiên trì đếm số lần thai đạp

Bây giờ, thai đạp đã có quy luật, mẹ có thể bắt đầu đếm số lần thai đạp, như vậy có thể theo dõi xem bé có bình thường không. Thông thường, thai đạp là yếu tố quan trọng để kiểm tra thai nhi, thai đạp nhiều chứng tỏ bé khỏe mạnh, hoạt bát, thai đạp ít là biểu hiện bé thiếu dưỡng khí, nếu cảm giác thai đạp ít dần, cần đến bệnh viện kiểm tra hoặc kiểm tra thai đạp cẩn thận như phương pháp bên dưới.

Cách đếm số lần thai đạp đã nói ở phần trước (lúc bé thức), hi vọng mẹ đã nắm bắt được và thường xuyên đếm. Khi ghi chép số lần thai đạp, nên chú ý những điều sau:

  1. Nếu trong một tiếng, thai đạp ít hơn 3 lần, hãy kích thích bé, tiếp tục đếm khoảng 1 tiếng nữa. Nếu bé vẫn đạp ít hơn 3 lần, tốt nhất là hỏi bác sỹ.
  2. Liên tục ghi lại 2 tiếng thai đạp, nếu đạp ít hơn 10 lần, hãy đến gặp bác sỹ.
  3. Nếu thai đạp trong 12 tiếng ít hơn 30 lần, có thể tiếp tục quan sát, ít hơn 20 lần cần hỏi bác sỹ.
  4. Nếu thai đạp đột nhiên giảm đi, đồng thời giảm đến 30%, cần kịp thời liên hệ với bác sỹ để khám thai.

Theo dõi thai đạp là cả một quá trình, một lần theo dõi không đưa ra và kết luận chính xác được. Theo dõi thai đạp là cách quan trọng nhất để đoán biết được sức khỏe của bé. Nếu bác sỹ xác định thai đạp bất thường, cần phải chăm sóc đặc biệt thì mẹ nên tích cực phối hợp.

Nắm bắt quy luật thai đạp, kiểm tra sức khỏe của bé

Khi mẹ ghi chép số lần thai đạp, có thể ghi chép lại cụ thể.

Ví dụ: thai đạp vào lúc nào, lúc nào thai đạp ít, mỗi lần thai đạp trong bao lâu, khoảng cách giữa hai lần thai đạp là bao lâu, lúc nào thai đạp mạnh nhất, lúc nào thai đạp yếu nhất, lúc nào vận động toàn thân, lúc nào chỉ vận động chân tay…

Tần suất thai đạp khác nhau, độ mạnh yếu, thời gian và khoảng cách đạp đều không như nhau, vì vậy, sau một thời gian ghi chép, mẹ sẽ dần dần biết được đặc trưng và quy luật đạp của thai nhi. Sau khi đã quen, mẹ có thể nắm bắt rõ như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường, từ đó đưa ra những biện pháp đối phó đúng đắn.

Những điều cần chú ý khi thai phụ lái xe ô tô

Có lúc mẹ sẽ cần lái xe đi làm hoặc đi ra ngoài, cần chú ý an toàn:

  1. Cố gắng lái xe chậm theo tiêu chuẩn tốc độ của từng đoạn đường như vậy tránh được tâm lý căng thẳng khi phanh xe gấp, nhỡ có xảy ra va chạm, cũng giảm thiểu khả năng chấn thương.
  2. Đoạn đường đi không nên quá dài, tối đa là 1 giờ đồng hồ, tránh gây quá mệt, tinh thần không tập trung, phản ứng chậm, không chuyên tâm lái xe dẫn đến xảy ra nguy hiểm.
  3. Không lái xe trên đường cao tốc hoặc những con đường nông thôn chật hẹp.
  4. Không tự lái xe khi mẹ chưa đi thành thạo, không lái xe vào những con đường lạ, tránh tâm lý căng thẳng, hoảng loạn ảnh hưởng đến thai nhi.
  5. Không lái xe mới. Nhựa vào keo dùng trên xe 3 tháng đầu sử dụng vẫn mùi hóa học gây kích thích mũi, không thích hợp cho mẹ và bé, tốt nhất nên để xe hết mùi rồi mới lái.
  6. Tư thế ngồi lái xe cần đúng: Hai bàn tay đặt vào vị trí hướng 3 giờ, 9 giờ, hai cánh tay chúc xuống tự nhiên, phần lưng dựa vào ghế sau.
  7. Hình thành thói quen thắt dây an toàn, ngồi lên xe là thắt dây vào luôn, không nên thắt dây sau khi đã khởi động xe hoặc đã đi được nửa đường. Độ lỏng chặt của dây an toàn cần thích hợp, điều chỉnh vị trí đến eo, tránh ép lên bụng.

Cho dù thế nào, trong thời kỳ mang thai, nên ít lái xe là tốt nhất. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, bụng to rồi, thai phụ không nên tự lái xe nữa.

Ở Việt Nam, Hầu hết các Mẹ đều di chuyển bằng xe máy thì lại càng cần phải chú ý cẩn thận về va chạm. Nếu có điều kiện, các Mẹ có thể đi Taxi, Uber, Grab, PGU

Cơ thể nặng nề, những việc không làm được thì không miễn cưỡng làm

Nếu mẹ cảm thấy cơ thể mình khá nặng nề, làm một số việc cảm thấy rất khó và mệt, thì tốt nhất không nên làm, hãy nhờ đồng nghiệp (khi ở cơ quan) hay người thân trong gia đình (khi ở nhà) giúp đỡ. Nếu đồ rơi xuống đất, mẹ cảm thấy ngồi xuống nhặt rất mệt thì không nên cố.

Nếu không thể cắt được móng chân hoặc đi tất chân nữa, hãy nhờ bố giúp đỡ. Những thứ để trên cao phải kiễng chân lên để với thì rất dễ ngã, không nên làm nữa.

Mẹ cần biết phán đoán việc gì mình có thể làm, việc gì là không thích hợp để tự biết cách bảo vệ mình và không gây rắc rối cho người khác.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!