Bắt đầu từ bây giờ, thai phụ đi khám thai 2 tuần/lần
Trong thời gian từ tuần 28-36, thai phụ cần khám thai 2 đến 4 tuần/ lần để biết tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. Nội dung chủ yếu vẫn là đo sự to lên của xương chậu, nghe tim thai, kiểm tra ngôi thai.
Đo xương chậu
Đo xương chậu là cách quan trọng để xác định thai phụ có thể sinh nở tự nhiên hay không. Nội dung chủ yếu là đo đường kính trong xương chậu và cửa ra của xương chậu.
Nếu cửa ra của xương chậu quá nhỏ, sẽ không có lợi để chui ra. Thai nhi rất dễ bị ép xuống tử cung và nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Đến tuần 37, đánh giá kích thước to nhỏ của thai nhi, sau đó nghe theo ý kiến của bác sỹ để quyết định sinh thường hay sinh mổ.
Khám tim thai
Đến tuần 36, bác sỹ sẽ khám tim thai để xem thai nhi có hiện tượng gì bất thường không, xem thai nhi trong tử cung có bị thiếu dưỡng khí hay không.
Thông thường thời gian khám tim thai là 20 phút/ lần. Nếu trong 20 phút này, thai đạp hơn 3 lần và lúc đạp tim thai đập hơn 15 lần/phút là thai khỏe mạnh bình thường, kết quả báo cáo sẽ hiện lên chữ NST (+). Nếu báo cáo hiện thị NST (-), bác sỹ sẽ có cách xử lý tương ứng, có thể sẽ cần tiếp tục kiểm tra tim thai trong khoảng 40 phút hoặc 1 tiếng.
Kiểm tra ngôi thai
Ngôi thai thông thường là vị trí ngôi đầu hay còn gọi là ngôi thuận, khi sinh, đầu bé sẽ chui đầu ra trước, như vậy quá trình sinh nở sẽ diễn ra thuận lợi. Nhưng không phải lúc nào thai nhi cũng là ngôi thuận: có bé là ngôi mông (tức là khi sinh mông sẽ ra trước), thậm chí có bé còn nằm ngang hoặc nằm nghiêng, khi sinh, rất khó chui qua đường sản đạo, dẫn đến tình trạng khó đẻ. Trong tình huống này, có thể nghe tư vấn của bác sỹ, khi cần thiết có thể chọn mổ đẻ.
Những điều chú ý khi kiểm tra thai cuối kỳ
Khi đo xương chậu và kiểm tra tim thai có một số điều cần chú ý sau:
- Đo xương chậu sẽ gây đau và khó chịu, mẹ không nên vì sợ hãi mà từ chối nội dung kiểm tra này, nên tích cực phối hợp. Lúc này cần hít thở sâu, thả lỏng cơ bụng. Nếu quá căng thẳng, cơ bụng không được thả lỏng, thao tác của bác sỹ sẽ gặp khó khăn, thời gian đo sẽ dài hơn và càng đau lâu hơn.
- Nên khám tim thai lúc thai đạp, vì thế mẹ cần nắm trước quy luật đạp của bé, chọn thời gian thai đạp nhiều nhất để kiểm tra, như vậy sẽ càng thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tình huống là thai nhi không phối hợp thì nên thực hiện các thao tác sau: trước khi khám 1 tiếng, ăn thực phẩm năng lượng cao như (sô cô la) và chờ đợi; lúc kiểm tra nằm ở vị trí thoải mái nhất, có thể ngồi, nửa nằm, hoặc nằm nghiêng bên trái; nếu thai nhi vẫn không đạp, có thể là bé đang ngủ, vỗ nhẹ bụng, gọi bé dậy để tiến hành kiểm tra.
Làm thế nào để điều chỉnh vị trí ngôi thai không đúng
Khi ngôi thai không đúng, có thể áp dụng một số cách để điều chỉnh, tạo điều kiện để ngôi thai trở về vị trí thuận lợi nhất.
- Nếu thai nhi ở vị trí ngôi mông, có thể nằm theo tư thế quỳ gối và mông nâng cao. Phương pháp nằm đúng cách là: trên giường cứng, ngực và đầu gối chạm xuống sát phần giường, phần mông nâng cao, đùi thẳng, giữ yên khoảng 10 phút. Làm 1 lần vào buổi sáng và buổi tối, thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, có thể giúp thai nhi chuyển từ vị trí ngôi mông sang ngôi đầu. Động tác này không làm khi ăn no tránh bị nôn.
- Dùng cây lăn mát xa hai chân, từ các ngón chân đến huyện âm đạo, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút, làm liên tục 1 tuần, có thể kích thích thai nhi đạp, có cơ hội chuyển ngôi thai thành vị trí bình thường. Chú ý không để cây lăn mát xa gần da quá, tránh làm tổn thương đến da. Khi sử dụng phương pháp này cần hỏi ý kiến bác sỹ, không được tự ý sử dụng.
- Điều chỉnh vị trí ngôi thai có nguy hiểm nhất định, ví dụ dây rốn thai nhi quá ngắn, có thể gây đứt dây rốn, dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi, do đó, với những ngôi thai không thuận, bác sỹ sẽ cho mổ đẻ hoặc vẫn cho đẻ tự nhiên mà không can thiệp bằng biện pháp nào.
Chú ý: Khi vị trí ngôi thai không đúng, có thể nằm quỳ gối và nâng mông để điều chỉnh vị trí thai nhi.
Hỏi đáp chăm sóc sức khỏe thai phụ tuần 29
Hỏi: Giai đoạn cuối thai kỳ dễ bị cao huyết áp, vậy tôi nên kiểm tra triệu chứng này vào lúc nào?
Đáp: Mẹ nên coi trọng bệnh cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, nhưng không nên quá lo lắng, mỗi lần đi khám thai đều nên kiểm tra huyết áp, nếu có sự bất thường sẽ dễ dàng phát hiện, không cần kiểm tra đặc biệt. Nếu cân nặng tăng quá 500g/tuần, đồng thời chứng phù chân không giảm bớt, thì đó có thể là triệu chứng của cao huyết áp, lúc này nên đi khám.
Xem thêm: