Dinh dưỡng bà bầu (Tuần 29)

Dinh dưỡng bà bầu

Những chất dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn cuối thai kỳ

Đến cuối thai kỳ, thai nhi phát triển với tốc độ nhanh, vì thế sự trao đổi chất trong cơ thể mẹ cũng tăng theo. Hơn nữa, lúc này thai nhi bắt đầu dự trữ dinh dưỡng trong cơ thể, nên nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ rất lớn.

Dinh dưỡng Nhu cầu hàng ngày Nguyên nhân bổ sung Cách bổ sung
Sắt 35mg Thai nhi bắt đầu dự trữ sắt trong cơ thể. Khi thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mẹ thiếu máu do thiếu sắt, xuất hiện chứng đau đầu, thiếu sức lực, tim đập nhanh, mệt mỏi… Khi sinh, tử cung co thắt yếu, có thể gây đẻ lâu hoặc bị nhiễm bệnh khi đẻ. Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, có thể uống viên sắt bổ sung
Canxi 1500mg Giúp xương cốt, hộp sọ của thai nhi cứng cáp. Nếu thiếu canxi, xương của mẹ sẽ bị loãng, hay bị chuột rút, thai nhi dễ mắc bệnh còi xương. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, uống thêm viên canxi nhưng chú ý không quá liều lượng, tránh xương thai nhi quá cứng dẫn đến khó đẻ.
Kẽm 25mg Giúp thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng. Khi bị thiếu, tử cung co thắt yếu, kéo dài quá trình sinh nở, gây khó đẻ Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm, ví dụ thịt nạc lợn, thịt bò, thịt dê, hải sản, táo, sôi, cà tím, các loại hạt cứng
Vitamin K 14mg Nếu thiếu, thai dễ bị chết lưu, đẻ non hoặc sinh ra đã bị đần độn bẩm sinh, trí tuệ phát triển chậm… Ăn lòng đỏ trứng, bơ, rong biển, ngó sen, cải bó xôi, rau diếp, súp lơ, đậu cô ve, dầu đậu nành, dầu gan cá…
Vitamin B1 1,5mg Khi bị thiếu, mẹ dễ buồn nôn, mệt mỏi, thiếu sức lực. Trẻ sinh ra cân nặng thấp, dễ mắc bệnh viêm dây thần kinh, bệnh phù chân bẩm sinh Sử dụng các loại yến mạch, bột mì, lạc, thịt lợn, sữa và các loại rau
Hợp chất cacbonhydrate 400g Cung cấp năng lượng giúp thai nhi dự trữ chất béo và glycogen trong cơ thể. Nếu thiếu, thai phụ dễ bị thiếu protein hoặc nhiễm xeton-axit. Ngoài những thực phẩm chủ yếu như gạo, mì, nên ăn thêm thực phẩm thô như kê, ngô, yến mạch…
Chất đạm 80~100g Ở cuối thai kỳ, thai phụ và bé đều cần dự trữ chất đạm, tổng lượng dự trữ có thể đạt đến hơn 400g. Hấp thụ những thực phẩm giàu chất đạm như các loại thịt, các loại đậu, chế phẩm từ đậu.
Chất béo 25g Cung cấp các loại chất béo giúp phát triển đại não của bé. Các loại dầu thực vật, dầu cá…

Hạn chế ăn mặn ở cuối thai kỳ

Ở cuối thai kỳ, dung lượng máu của mẹ đạt đến đỉnh cao, vì thế nên ăn ít muối. Nếu không chú ý, dễ gây gánh nặng cho tim và huyết quản, dẫn đến bệnh cao huyết áp hoặc phù thũng. Lúc này, hàm lượng muối dùng mỗi ngày tốt nhất từ 2-3g, lượng xì dầu không nên nhiều hơn 10ml/ngày. Cùng với việc hạn chế ăn muối, cần cố gắng giúp mẹ ăn ngon miệng, không vì lượng muối giảm mà ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống.

  1. Khi xào rau không nên cho muối ngay từ đầu, đợi rau chín, cho muối vào trộn đều, khi vậy cảm giác sẽ mặn hơn.
  2. Chuẩn bị canh thịt, uống trước khi ăn cơm, axit amin phong phú trong canh thịt sẽ kích thích ham muốn ăn của thai phụ.
  3. Ăn nhiều hoa quả và những loại rau có mùi thơm, ví dụ rau hẹ, rau mùi, rau mùi tàu… giúp thai phụ ăn uống ngon miệng.
  4. Nên chế biến nhiều món ăn với màu sắc và hương vị thơm ngon, đánh tan cảm giác nhạt miệng.

Ngoài ra, không nên ăn uống ở những hàng quán ven đường, thậm chí là cả nhà hàng. Những nơi này đều không thích hợp với thai phụ vì lượng muối trong thức ăn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng tuần 29

Canh mướp đắng, thịt bò

Nguyên liệu: 100g thịt bò, 1 quả mướp đắng (thái dày), xì dầu, đường trắng, rượu, dầu mè, bột đao nửa thìa, muối.

Cách chế biến:

  1. Thịt bò thái mỏng, dùng xì dầu, đường trắng, rượu, dầu mè, nước bột đao ướp khoảng 10 phút.
  2. Đổ 1000ml nước vào nồi đun sôi, cho mướp đắng vào luộc chín.
  3. Cho thịt bò vào nồi mướp đắng, đun khoảng 1 phút, rắc muối vào nồi, đảo đều là được.

Công dụng: Mướp đắng có tác dụng tăng mùi vị, không cần cho nhiều muối, rất thích hợp cho bà bầu.

Ngô non xào bơ

Nguyên liệu: 400g ngô non, 100ml sữa tươi, bơ, bột mỳ, nước bột đao, đường trắng 2 thìa, muối.

Cách chế biến:

  1. Cho ngô vào rửa sạch, dùng dao tỉa thành hình hoa, cho vào nồi nước chần qua, vớt ra để nguội.
  2. Cho một ít dầu vào chảo đun nóng, cho bột mì, sữa tươi, đường trắng, muối và ngô vào đảo đều.
  3. Đun lửa nhỏ đến khi món ăn có mùi thơm, cuối cùng cho nước bột đao vào, cho bơ vào đun một lát là được.

Công dụng: Ngô non chứa nhiều chất xơ và magie, tăng nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết cặn bã từ đường ruột ra ngoài.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!