Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 32)

Chăm sóc bà bầu

Bạn có thích hợp để sinh thường không?

Sinh thường có rất nhiều điểm lợi. Những người mắc bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch trong quá trình mang thai có sinh thường được không cần xem xét 3 yếu tố sau: Sức lực, sản đạo và tình hình thai nhi trong tử cung.

Ảnh hưởng của sức khỏe

Sinh nở là công việc nặng nề, bao gồm sự vận động của toàn thân, vì thế cần có sức khỏe tốt. Dinh dưỡng hợp lý, thể lực dồi dào, có thể đảm bảo tiêu hao thể lực trong khi sinh, hơn nữa thu ngắn quá trình sinh nở. Nếu kiên trì vận động, mỗi ngày sắp xếp thời gian đi bộ, luyện tập các bài tập liên quan đến sinh nở, có thể tăng bài luyện tập cơ bụng, cơ vòng và cơ hoành, hấp thụ hợp lý chất đạm thì thai phụ có ở độ tuổi cao cũng sẽ không thua kém những thai phụ trẻ tuổi.

Ảnh hưởng của sản đạo

Qua kiểm tra xương chậu cuối thai kỳ, bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán: Nếu xương chậu có hình dạng bình thường, chỉ số kích thước của xương chậu hợp lý, có thể đẻ tự nhiên; nếu hình dạng xương chậu bất thường, kích thước quá nhỏ, thai nhi rất khó chui ra, từ đó gây khó đẻ, như vậy không thích hợp với việc đẻ thường. Về phương diện này, thai phụ trẻ tuổi không nên lo lắng, vì lúc sinh dây chằng, cơ bắp, đốt xương chậu… trở nên mềm hơn, dễ giãn nở to, có thể sinh được một cách thuận lợi.

Ảnh hưởng của thai nhi

Hình dáng thai nhi trong tử cung cũng là một điều kiện xem mẹ có sinh đẻ thuận lợi hay không. Nếu thai nhi ở vị trí ngôi đầu, rất thích hợp với đẻ thường.

Ảnh hưởng của tâm lý

Nỗi lo đau đớn khi sinh nở khiến nhiều bà mẹ không muốn sinh thường, thực ra cơn đau này không khủng khiếp như tưởng tượng của các bà mẹ, cơn đau có thể là do tâm lý chứ không phải là do sinh lý. Mẹ cần có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, học cách thả lỏng, thư giãn khi đau, mẹ sẽ phát hiện thực ra mình hoàn toàn có thể chịu đựng được. Mẹ hãy luôn tin rằng mình sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, như vậy mẹ sẽ sinh một cách thuận lợi. Nếu không tin tưởng, tốt nhất nên sinh mổ, tránh lo lắng, hấp tấp khi sinh. Ở điểm này, thai phụ tuổi cao chiếm ưu thế, vì tâm lý của thai phụ tuổi cao thường ổn định hơn, sức chịu đựng đau đớn cũng tốt hơn.

Sinh thường hay sinh mổ, do bác sỹ quyết định

Trong quá trình sinh nở, hiều bà mẹ luôn có thái độ không hợp tác với bác sỹ, gây phiền phức nhất định. Có bà mẹ trước khi sinh muốn sinh thường, nhưng vì không chịu nổi cơn đau, nên muốn đổi thành sinh mổ. Lúc này tử cung của mẹ đã mở một nửa hoặc mở hoàn toàn, chuyển sang mổ đẻ rất dễ gây chảy máu hoặc viêm nhiễm sau sinh, hơn nữa dễ làm cho em bé thiếu oxi trong quá trình sinh chờ mổ. Có mẹ đăng ký là đẻ mổ, nhưng khi đẻ, lại yêu cầu bác sỹ cho đẻ thường, nếu làm như vậy, mẹ sẽ phải thực hiện rất nhiều lần kiểm tra, cách này cũng không thỏa đáng.

Chú ý: Đẻ mổ hay đẻ thường được quyết định bởi tình hình sức khỏe của mẹ và bé, vì thế tốt nhất nên nghe lời khuyên của bác sỹ.

Thông thường đến tuần thứ 36-37, bác sỹ sẽ đưa ra quyết định đẻ mổ hoặc đẻ thường. Ý kiến của bác sỹ có thể không thống nhất với nguyện vọng của thai phụ, nhưng thai phụ không nên cố chấp mà cần tôn trọng ý kiến đó, tránh những nguy hiểm không cần thiết.

Nếu thai phụ còn trẻ, cơ thể khỏe mạnh, tất cả các điều kiện đều phù hợp với sinh thường, bác sỹ sẽ không khuyên đẻ mổ, tốt nhất thai phụ nên đồng ý. Vì quá lạm dụng đẻ mổ cũng không phải là tốt. Mặc dù hiện nay kỹ thuật đẻ mổ rất phát triển, tỉ lệ biến chứng đã giảm, nhưng vẫn không thể bằng đẻ thường. Cho dù thế nào thì sức khỏe của em bé khi đẻ mổ vẫn không thể tốt bằng đẻ thường, vì đẻ mổ luôn tiềm ẩn những nguy cơ nhất định.

Một số thai phụ tuổi khá cao, yếu tố sức khỏe kém, hoặc bác sỹ chỉ định đẻ mổ do ngôi mông, đầu bé quá to, nước ối cạn, tử cung yếu, bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường trong lúc mang thai… đều cần chuẩn bị tâm lý đẻ mổ.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!