Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 35 – Tuần 36)

Chăm sóc bà bầu

Bé cũng có cảm giác đau trước khi được sinh ra

Bạn có biết không? Bé cũng có cảm giác đau đấy! Những thứ mà bé trải qua còn phức tạp và khó thích ứng hơn cả mẹ.

  1. Sau khi tử cung bắt đầu co thắt, bé có thể cảm nhận được lực bên ngoài đang ép lên mình, lúc này bé sẽ có cảm giác rất sợ hãi.
  2. Sự căng thẳng, mệt mỏi của mẹ lúc sinh nở làm thay đổi môi trường hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến tình cảm của bé, khiến bé hoảng hốt, bất an. Vì thế, lúc này mẹ cần để bản thân yên tĩnh, không nên trách móc, cáu giận, hãy thả lỏng bản thân, giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ để chào đón bé yêu.
  3. Khi đau, mẹ kêu to, bé cũng có thể nghe thấy, lúc này không nên làm bé lo lắng, vì thế mẹ cố gắng nhịn đau và kêu nhỏ.
  4. Khi bé sinh ra, môi trường thay đổi đột ngột: tử cung ấm áp khác hẳn so với nhiệt độ bên ngoài khá thấp, xung quanh tràn đầy ánh sáng, bóng người, tiếng ồn… khiến bé cảm thấy xa lạ, và rất lo lắng. Trẻ sơ sinh cần nhất là cảm giác an toàn, vì thế sau khi sinh, mẹ cần ôm bé vào lòng, để bé cảm nhận được hơi ấm và tình yêu của mẹ.

Những điều cần chú ý trước khi sinh

Thai phụ nên tham khảo ý kiến của bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm để chuẩn bị mọi thứ trước khi sinh được đầy đủ. Chuẩn bị càng chu đáo càng đảm bảo được an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  1. Liên hệ với bệnh viện: lưu ý số điện thoại của bác sỹ và bệnh viện, để có thể tìm bác sỹ hoặc liên hệ với bệnh viện bất cứ lúc nào, khi cần thiết có thể nhờ giúp đỡ kịp thời.
  2. Chọn đường đến bệnh viện, Hãy tìm con đường ngắn và nhanh nhất, có thể tập dượt một vài lần để nếu xảy ra tắc đường có thể tìm đường khác đến bệnh viện được nhanh hơn. Cũng cần đặt trước tình huống xảy a vào giờ tan tầm thì đến bệnh viện mất bao nhiêu thời gian.
  3. Quyết định xem lúc sinh ra, ai là người ở bên thai phụ, người chồng có được vào phòng đẻ không… có người thân ở bên cạnh thai phụ lúc lâm bồn là tốt nhất.
  4. Sắp xếp công việ gia đình và cơ quan ổn thỏa. Trong thời gian nằm viện, cần có người chăm lo việc nhà; ngoài ra đồng nghiệp và cấp trên cũng cần biết lịch nghỉ đẻ, để họ không làm phiền khi bạn sinh nở.

Ngoài ra, những việc gì cần làm thì nên làm ngay, không để lâu sẽ dễ bị quên.

Khi tử cung bắt đầu co thắt, cần nghĩ cách để bản thân bình tĩnh, thả lỏng, giữ tâm trạng vui vẻ để chờ đợi bé yêu chào đời.

Kiểm tra những vật dụng cần thiết mang theo khi đi sinh

Những vật dụng cần thiết phải được chuẩn bị trước, khi liên tục thêm bớt, điều chỉnh thì cần kiểm tra lại, tránh để sót.

Hành lý chủ yếu bao gồm đồ dùng của mẹ và bé, các giấy tờ nhập viện. Một số đồ dùng của mẹ và bé sẽ được bệnh viện cung cấp, những đồ nào bệnh viện không cấp có thể tự mang đi.

Đồ dùng của mẹ: Quần áo lót và bộ đồ mặc ở nhà rộng rãi (áo lót là loại áo dành cho con bú, quần lót chuẩn bị 4 – 5 cái, tất dày (đi vào khi sinh), dép thấp, giấy vệ sinh, khăn vệ sinh…

Đồ dùng của bé: Bình sữa, cọ bình sữa, túi ngủ cho bé, áo sơ sinh 2 – 3 cái, tã giấy, tã vải, chậu rửa, giấy ướt hoặc giấy vệ sinh…

Giấy tờ nhập viện: Chứng minh thư, bảo hiểm y tế, sổ khám thai, tiền…

Ngoài ra, có thể căn cứ vào sở thích của bố mẹ để mang máy ảnh, MP3, MP4… Những đồ dùng của người thân đi cùng cũng nên mang đầy đủ, tránh gặp phiền phức, bất tiện.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!