Chỉ cha mẹ mới có thể tạo nên bộ não thiên tài cho trẻ

Tại sao cần giáo dục 0 tuổi?

Số lượng khớp thần kinh lúc 0 tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Điều quan trọng khi 0 tuổi là tăng được càng nhiều khớp thần kinh càng tốt

Tại thời điểm trẻ được sinh ra, hầu như tất cả các tế bào thần kinh đều đã được hình thành. Nhưng số lượng khớp thần kinh ít nên gần như giữa các tế bào thần kinh chưa có mối liên kết. Giống như sơ đồ dưới đây, số lượng các khớp thần kinh sẽ khác nhau ở vị trí khác nhau trên não bộ. Nhưng ngay sau khi sinh, nếu ta bắt não bộ trẻ làm việc để sử dụng các tế bào thần kinh thì số lượng các khớp thần kinh sẽ tăng lên và mật độ đạt được tối đa trong giai đoạn trẻ từ 8 tháng sau sinh đến khoảng 3 tuổi.

Các mạch thần kinh được hình thành nhờ sự liên kết giữa các tế bào thần kinh, khi mật độ các khớp thần kinh đạt tới mức cao nhất trẻ sẽ thực hiện được các hoạt động cơ bản (nhìn, nghe, sờ) của vùng đó.

Sơ đồ dưới đây là sự biến đổi giá trị trung bình về số lượng các khớp thần kinh theo độ tuổi. Ở các giai đoạn đỉnh, nếu ta không có những kích thích phù hợp để các tế bào thần kinh làm việc thì chắc chắn giá trị đỉnh của các khớp thần kinh sẽ xuống thấp. Sau này, nếu trẻ học tập có sử dụng các tế bào thần kinh thì các liên kết của mạch thần kinh sẽ đẩy lên nhưng chỉ là giúp cho đường cong suy giảm thoải dần thôi.

Nếu đã để quá giá trị đỉnh rồi thì sau này dù có sử dụng các tế bào thần kinh cũng chỉ có thể tăng một chút ít ỏi các khớp thần kinh. Cho dù có tăng được cũng chỉ là khoảng 1 ~ 2 khớp với mỗi một tế bào trong 1 năm, không đủ để thay đổi đường cong của biểu đồ.

Tuy nhiên, đường cong này sẽ thay đổi tùy vào cách cha mẹ bắt các tế bào thần kinh làm việc. Điều quan trọng là ngay sau khi sinh phải kích thích lên tất cả các vùng trên não trẻ và bắt chúng làm việc. Cần phải kích thích tất cả các giác quan. Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ, dành nhiều thời gian tạo nên nhiều kích thích với trẻ. Chính những hành động kích thích này là món quà lớn nhất đối với sự phát triển của trẻ.

Lý do mật độ các khớp thần kinh giảm

Mật độ các khớp thần kinh tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 1 ~ 3 tuổi, đạt đến đỉnh điểm là giai đoạn khoảng 3 ~ 5 tuổi, sau đó sẽ giảm dần do các tế bào thần kinh co chứa các khớp thần kinh không liên kết được chết đi. Hiện tượng này gọi là “cắt gọt”. Điều quan trọng của việc luyện tập lặp đi lặp lại trong thời kỳ này là để tăng các khớp thần kinh bằng cách thường xuyên tạo ra các kích thích, đồng thời củng cố các mạch thần kinh duy trì mật độ và tạo ra càng nhiều mối liên kết càng tốt.

Mật độ khớp thần kinh giảm dần
Mật độ khớp thần kinh giảm dần

Đứa trẻ nào cũng có thể trở thành thiên tài hay con người ưu tú

Chúng ta phải bắt đầu giáo dục cho trẻ ngay từ ngày trẻ được sinh ra. Bởi nếu bắt não bộ làm việc sớm, các khớp thần kinh tăng lên và hình thành nên các mạch thần kinh. Các bà mẹ hãy chú ý đến 6 điểm sau ngay từ ngày bắt đầu làm mẹ.

  1. Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
    Khi sinh con ra, đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có gì bất thường gì nhưng mỗi trẻ lại lớn lên theo cách riêng của chúng, nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.
  2. Không được bỏ bê
    Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt và chưa thể tự lập được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một.
  3. Bắt trẻ học hàng ngày
    Khi trẻ 0 tuổi, việc học tập đồng nghĩa với kích thích 5 giác quan của cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải thực hiện dần những kích thích phù hợp với từng thời kỳ của trẻ.
  4. Học cùng trẻ
    Lúc 0 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người, nhưng ở mỗi trẻ lại có sự phát triển khác nhau. Cuốn sách này mang tính chất tham khỏa về các thời kỳ học tập của trẻ cho các bậc cha mẹ. Bạn hãy đọc và áp dụng chúng một cách linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của con mình.
  5. Giữ gìn sức khỏe
    Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập hiệu quả.
  6. Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ.
    Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách, họ sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!