Chuẩn bị sức khỏe để mang thai tốt (Tuần 01 – Tuần 02)

Chăm sóc bà bầu

Độ tuổi tốt nhất để mang thai

Độ tuổi sinh nở tốt nhất của phụ nữa là từ 24 – 29 tuổi, trong giai đoạn này, chức năng cơ thể tốt, chất lượng trứng cũng cao, thể lực dồi dào, dễ đảm nhận được gánh nặng của thời kỳ mang bầu, sau khi sinh, thời gian khôi phục sức khỏe cũng nhanh chóng, vì thế phụ nữ nên chọn lựa độ tuổi này để mang bầu.

Độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của nam giới từ 27 – 35 tuổi, quá 35 tuổi, hormone androgen trong cơ thể bắt đầu giảm xuống, theo đó chất lượng và số lượng tinh trùng cũng sẽ giảm. Khi độ tuổi của hai vợ chồng không thể hài hòa, thì nên chọn độ tuổi mang bầu của nữ giới làm tiêu chuẩn.

Những vấn đề cần chú ý ở phụ nữ cao tuổi mang bầu

Phụ nữ quá 35 tuổi có bầu được liệt vào danh sách những phụ nữa cao tuổi mang thai, cần chú ý những điểm sau:

Tiến hành kiểm tra trước khi mang thai:

Do tuổi càng cao, khả năng xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường càng lớn, tỉ lệ sinh trẻ dị tật hoặc bị đao càng cao. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai có thể ngăn chặn các nhiễm sắc thể bất thường gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, thai phụ cũng cần kiên trì uống axit folic theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai định kỳ:

Thai phụ quá 35 tuổi cần khám thai định kỳ. Khi mang thai tuần thứ 11 – 13, cần siêu âm 3D và kiểm tra NST, xem thai nhi có bị mắc bệnh đao hay không. Cho dù kết quả là bình thường thì đến tuần 15 -16 cũng nên kiểm tra nước ối, phân tích nhiễm sắc thể, để xem thai nhi có gì bất thường, nếu có nên xem xét đến việc dừng mang thai. Khi mang thai đến tuần 22, cần tiếp tục siệu âm 3D để kiểm tra dị tật thai nhi, xem các cơ quan bộ phận thai nhi có phát triển bình thường không, nếu bất thường có thể dừng mang thai trước tuần 27. Khi bước vào thai kỳ cuối, cần tăng cường số lần khám thai định kỳ, liên tục kiểm tra các cơ quan của thai nhi như nuốc ối, dây rốn, bào thai có phát triển bình thường không cho đến khi sinh nở thuận lợi.

Sắp xếp các bữa ăn hợp lý:

Thai phụ ở độ tuổi cao có tỉ lệ và nguy cơ mắc bệnh cao hơn., ví dụ các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường… Vì thế, thai phụ cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, tránh những biến chứng khi mang thai. Ngoài ra, khi mang thai được 24 tuần cần xét nghiệm xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay không.

Tích cực rèn luyện cơ thể:

Thai phụ ở độ tuổi cao, cơ chằng và cơ xương chậu có độ đàn hồi thấp, khi sinh dễ gặp phải tình trạng sinh lâu, sinh khó. Vì vậy, trước và trong thời kỳ mang bầu, thai phụ cần tích cực vận động, rèn luyện cơ thể, rèn luyện cơ xương chậu, chuẩn bị năng lượng để sinh nở.

Chọn phương pháp sinh nở thích hợp nhất:

Chọn phương pháp sinh nở nào, thai phụ đều cần bàn bạc với bác sĩ và căn cứ vào tình hình sức khỏe của mình để quyết định. Nếu để tự nhiên thì cần kiên trì, nếu không có thể chọn cách đẻ mổ.

Thai phụ cao tuổi luôn gặp nguy hiểm, nhưng nếu biết chăm sóc, bảo vệ chu đáo có thể phòng tránh được nhiều bệnh phát sinh và sinh nở bình thường. Vì vậy, các thai phụ có thể yên tâm, vui vẻ thư giãn để việc mang thai và sinh nở của bản thân diễn ra thuận lợi.

Thai phụ ở độ tuổi cao cần chú ý tập luyện sức khỏe, nâng cao độ co giãn của dây chằng và cơ xương chậu giúp việc sinh nở diễn ra thuận lợi.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!