Có những lúc cần “cố ý bỏ qua” sai lầm của trẻ, tránh không để những ám hiệu tiêu cực làm sai lầm của trẻ nặng nề hơn. Với những trẻ chưa đầy ba tuổi, điều này rất quan trọng. Chẳng hạn như khi trẻ nhỏ tình cờ quát người khác một câu khiến cha mẹ hết sức ngạc nhiên, dù vậy, là cha mẹ, bạn cững không nên phê bình trẻ, càng không nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần lời mắng mỏ ấy.
Bạn hãy giả vờ như không nghe thấy và không có chuyện gì xảy ra, sau đó chuyển sang một đề tài khác, hoặc tỏ ra vô cùng thờ ơ với việc trẻ mắng người khác, chỉ liếc nhìn trẻ rồi bỏ đi, lúc này trẻ hoặc sẽ chuyển sự chú ý hoặc sẽ cảm thấy không còn hứng thú để quát người khác nữa nên ngừng lại. Sau đó, bạn nhẹ nhàng bảo ban trẻ, chẳng hạn như: “Tiểu Cường là một đứa tẻ ngoan cơ mà, nói năng phải lễ phép, không được quát người lớn con nhé!”
Với những đứa trẻ lớn một chút, đã có những thói quen không tốt, trong quá trình dạy dỗ trẻ, cha mẹ cũng không quên đưa ra những “ám thị tích cực”. Ví dụ như có những đứa trẻ cả ngày không thể yên lặng, không tập trung chú ý làm việc dẫn đến kết quả học tập thấp. Ngay khi chúng vừa có chút tiến bộ nho nhỏ, cha mẹ nên ngay lập tức khen thưởng, biểu dương trẻ đã có tiến bộ, hoặc cũng có thể mỉm cười với trể… không nên gặp ai cũng than thở: “Thằng bé này chẳng bao giờ ngồi yên được năm phút, nó nghịch như quỷ sứ vậy!” Càng không thể nói: “Thằng bé này đầu óc ngu dốt, hư thân lại không chịu khó học vẽ tranh hay chơi đồ chơi, làm thủ công hay nhận biết mặt chữ… đều không muốn học; đứa trẻ này không phải đứa ham đọc sách, gia đình chúng tôi không có biện pháp nào để dạy nó, sau này chỉ cần nó kiếm được bát cơm nuôi thân nó vậy”.
Nếu các bậc phụ huynh chửi mắng và chỉ trích con theo cách này, những “ám thị tiêu cực” ấy sẽ như dòng nước bẩn chảy vào đầu óc của trẻ. Rất nhiều trẻ đến tuổi đi học thường kém tự tin, không theo kịp các bạn cùng lớp, nguyên nhân là do lòng tự tin của trẻ đã bị chôn vùi ngay từ thời thơ ấu. Đấy là sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ thường phạm phải.