Cùng trẻ chơi trò gấp giấy

Trẻ gấp giấy

Giúp trẻ vừa quan sát vừa biết về lượng

Cùng trẻ gấp giấy
Cùng trẻ gấp giấy

Trong giai đoạn trẻ vẫn chưa thể cử động đầu ngón tay một cách linh hoạt thì điều quan trọng hơn cả việc trẻ gấp được cái gì là dạy cho trẻ vừa gấp vừa ghi nhớ được khái niệm lượng tính. Bạn ngồi bên cạnh trẻ rồi nói “gấp đôi lại nhé” đồng thời gập hai cạnh vào để tạo hình chữ nhật hau gập hai góc vào tạo thành hình tam giác. Lúc này, bạn sẽ giải thích cho trẻ “gấp đôi” có nghĩa là gấp tờ giấy hình vuông thành hai hình có độ lớn như nhau. Bạn hãu làm từ từ để trẻ xem và biết được khi nào cần dùng bộ phận nào của ngón tay, như khi gập cạnh với cạnh hay góc với góc thì cần cầm chắc, khi tạo nếp gấp thì sử dụng móng tay cái…

Nếu trẻ đã biết gấp đôi, bạn hãy cho trẻ thử gấp ba. Gấp ba sẽ dạy cho trẻ biết cách gấp tờ giấy thành 3 phần bằng nhau. Bạn hãy làm mẫu cho trẻ. Đặc biệt khi gấp ba, cần ước lượng để chia được thành 3 phần bằng nhau nên bạn hãy cho trẻ làm đi làm lại nhiều lần. Nếu trẻ đã biết sử dụng thành thạo ngón tay, bạn hãy cùng trẻ gấp một hình đơn giản nào đó.

Bạn ngồi bên cạnh trẻ vừa nói vừa gấp các hình và cách sử dụng ngón tay để trẻ bắt chước.

Tìm hiểu về não bộ – Dạy cho trẻ vừa hình dung vừa gấp

Khi gấp một cái gì đó, bạn hãy làm mẫu cho trẻ xem để trẻ dần biết được cách gấp đơn giản như gấp đôi, gấp bốn. Tuy nhiên, với trường hợp gấp ba mà chỉ cho trẻ nhìn rồi bắt chước thì có vẻ khó. Cho nên, bạn cần hướng dẫn thêm cho trẻ nên gấp ở chỗ nào của tờ giấy. Để trẻ nhìn mà biết được thì cần phải sử dụng vùng vỏ não trước trán.

Dạy trẻ các bước gấp căn bản
Dạy trẻ các bước gấp căn bản

Gấp mặt con cún

Đây là bài tập gấp đôi ở mức độ cao hơn. Sau khi gấp xong, bạn hãy giúp trẻ dùng bút màu tô thêm để thành hình khuôn mặt.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!