Cùng trẻ chơi với đất nặn

cùng trẻ chơi với đất nặn

Giúp trẻ suy nghĩ về sản phẩm tạo ra trước khi làm

Cùng trẻ chơi với đất nặn
Cùng trẻ chơi với đất nặn

Trong trò chơi với đất nặn, điều quan trọng là thống nhất một quy tắc. Từ đầu phải nghĩ sẽ làm cái gì, sau đó dùng chất liệu để tạo ra sản phẩm đó. Nếu tạo ra một hình cầu tròn thì có thể dùng làm bóng lăn, nếu tạo ra hình bánh hồ lô thì có thể chơi trò nấu nướng. Bằng cách này, chúng ta có thể dạy cho trẻ tự mình tạo ra dụng cụ để chơi bằng cách suy nghĩ sản phẩm sẽ tạo ra rồi thực hiện.

Nếu trẻ chưa quen với trò chơi đất nặn, bạn hãy dạy trẻ nặn ra hình tròn hay sợ dây dài.

Trước tiên, bạn hãy làm mẫu để trẻ biết dùng phần nào của lòng bàn tay, cần cử động hai tay như thế nào, rồi cho trẻ bắt chước. Dù là cùng một công việc nhưng nếu làm nhanh hơn thì các mạch thần kinh ở tay sẽ to ra là linh hoạt hơn, cho nên khi trẻ đã nặn được hình đẹp, hãy hãy yêu cầu trẻ làm nhanh tay hơn. Khi trẻ đã biết sử dụng thành thạo lòng bàn tay, bạn có thể tập cho trẻ nặn các hình mà trẻ thích như hình tam giác hay hình vuông… Chúng ta cũng cần luyện tập để trẻ sử dụng tốt cả các ngón tay chứ không chỉ là lòng bàn tay, để trẻ dần dần nặn được các hình phức tạp hơn.

Tìm hiểu về não bộ – Tưởng tượng giúp trẻ rèn luyện vùng vỏ não trước trán

Trước khi định làm gì, ta cần hình dung trong đầu xem hình dáng đồ vật đó như thế nào. Hơn nữa, cần phải ghi nhớ điều đó trong quá trình tạo ra đồ vật. Đây chính là trí nhớ làm việc. Do đó, trước khi trẻ định nặn cái gì, bạn hãy hỏi trước xem con muốn làm cái gì, sau khi làm xong hãy hỏi xem con đã làm được cái con muốn hay chưa. Nếu trẻ có thể làm được đúng đồ vật như trẻ hình dung, bạn hãy khen trẻ. Đây chính là cách rèn luyện vùng vỏ não trước trán cho trẻ.

Bạn không chỉ cùng nặn với trẻ mà đừng quên hỏi xem trẻ định nặn cái gì và có nặn được đúng ý không.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!