Tâm lý của con người là những phản ánh một cách năng động và chủ quan của não bộ đối với hoàn cảnh khách quan. Nếu cách ly khỏi cuộc sống tập thể, những phẩm chất tâm lý tốt đẹp nêu trên đương nghiên sẽ không thế nảy sinh trong trí não của trẻ. Vậy sau này quá trình phát triển tâm lý của chúng làm sao có thể thích nghi được với nhà trường và xã hội?
Do đó, chúng ta không được biến trẻ thành những “báu vật” cần cất giấu kín trong nhà, không cho chúng ra ngoài, không cho đi nhà trẻ, không cho chơi cùng các bạn nhỏ khác. Những đứa trẻ được bảo vệ quá mức như vậy chẳng những không thể có được các phẩm chất, tính cách và năng lực ưu tú nêu trên mà ngược lại, chúng sẽ trở nên cô độc, rụt rè, nhút nhát, yếu đuối, ích kỷ, tự làm theo ý mình, thiếu tự tin, không có khả năng giao tiếp xã hội, không có ý thức cạnh tranh cùng tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức… Dù trí tuệ và phẩm chất của những đứa trẻ này có tốt đi nữa nhưng sau này khi lớn lên, chúng cũng không thể bù đắp được “gót chân Asin” trong những nét tính cách cần được biểu hiện trong cuộc sống xã hội.
Đương nhiên, cuộc sống trong các nhà trẻ hay các trường mầm non không nên coi việc học tập trên lớp là chính mà nên cho các em nhỏ được làm quen với những trò chơi tập thể và một cuộc sống học tập phong phú đa dạng. Đây mới là những bài học tốt nhất dành cho trẻ. Mang tới cho trẻ những bài học thông qua các trò chơi và hoạt động tập thể đa dạng phong phú là cả một nghệ thuật của giáo dục mầm non.
Ngoài ra, việc chơi đùa cùng các bạn hàng xóm cũng có vai trò rất quan trọng. Chênh lệch về độ tuổi chơi cùng nhau đều rất tốt. Một đứa trẻ có phẩm chất tốt dạy một em nhỏ hơn mình đôi khi còn mang lại hiệu quả giáo dục lớp hơn cả cha mẹ và thầy cô giáo. Không những vậy, nó còn có thể bù đắp nhược điểm tự nhiên do việc sinh con một gây ra.