Như một lẽ tự nhiên, trẻ luôn cảm thấy những sự vật sinh động, lạ lẫm, tươi mới và có tình tiết thật thú vị, do đó chúng tình nguyện nhìn, nghe, sờ và chơi những đồ vật ấy. Vì là một người khách mới của thế giới nên trẻ sơ sinh luôn có hứng thú với tất cả các sự vật và tình nguyện tiếp xúc với các vật kích thích mà chúng có thể chấp nhận được trong phạm vi cảm giác của mình. Chúng dường như không biết lựa chọn.
Trong con mắt của trẻ sơ sinh, một chiếc tem cũng lạ lẫm, kỳ lạ và mới mẻ như một chữ Hán, chúng đều là những thứ đồ chơi hay một cây gậy nho nhỏ mà trẻ có thể dùng đầu ngón tay để sờ và nắm. Khám phá những thứ ấy đều mang lại cho trẻ niềm vui như nhau. Đó chính là sự “khám phá không lựa chọn” của trẻ sơ sinh, chúng cảm thấy tất cả mọi thứ đều mới mẻ. Vì thế, đây chính là giai đoạn dạy trẻ dễ dàng nhất. Cho dù thời gian tập trung chú ý của chúng rất ngắn đi nữa, song chúng cũng luôn ngoan ngoãn nghe theo sự chỉ huy của bạn, bạn có thể cầm, có thể chỉ và nói cho trẻ nghe về mọi sự vật sự việc, trong nhà và xã hội.
Nhưng cùng với sự lớn lên về tuổi tác, do trẻ có sự mẫn cảm với những nội dung khác nhau, nên niềm hứng thú của trẻ trong giai đoạn từ một tuổi trở đi đã có sự lựa chọn, bởi lẽ chúng đang bước vào “thời kỳ học tập để thích nghe bằng sự say mê” và “thời kỳ hướng tới độc lập”. Lúc này, về mặt sinh lý, trẻ đã có năng lực hoạt động mạnh hơn, về mặt tâm lý đã có khuynh hướng của riêng mình, không phải lúc nào cũng nghe theo sự chỉ huy của người lớn nữa. Vì vậy, người ta còn họi đây là “thời kỳ phản kháng”. Thêm vào đó, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu phát triển, dần dần chuyển từ giai đoạn vô thức sang giai đoạn có ý thức, khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng cũng bắt đầu phát triển, từ việc ghi nhớ thông qua ấn tượng dần phát triển tới việc ghi nhớ bằng cách lý giải.
Thế nhưng, xét một cách tổng thể, lúc này trẻ vẫn ở thời kỳ quá dộ từ vô thức lên có ý thức. Nếu chúng ta nắm chắc được hai phương diện là “kích thích niềm say mê” và “bồi dưỡng tính độc lập”, thì trên cơ sở phát triển của trẻ sơ sinh, tới 6 tuổi, bộ não của trẻ về cơ bản đã tương đối hoàn thiện, đủ để bồi dưỡng nên một trẻ thông minh sớm. Con người cần phải nhận thức lại về trẻ từ 0-6 tuổi. Ngoài việc nghiên cứu sâu hơn nữa đặc điểm cơ thể và tâm lý của chúng ta còn phải tìm hiểu các quan niệm về trẻ em từ mấy ngàn năm nay, xuất phát từ sự phát triển mới nhất về sinh lý học và tâm lý học hiện đại để phê phán những thành kiến giáo dục lệch lạc.