Quan điểm thiên lệch về “trước tuổi đi học” (1)

Theo quan điểm này, việc trẻ từ 0-6 tuổi có học hay không đương nhiên không phải là vấn đề cấp bách, điều quan trọng nhất là chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bảo vệ trẻ khỏe mạnh và để trẻ được vui chơi.

Ai cũng biết, thời gian là thứ quý giá nhất, thời gian chính là vàng bạc, là hiệu suất đồng thời cũng là sinh mệnh của con người. Lỗ Tấn đã từng nói, lãng phí thời gian của người khác chính là tước đoạt tiền của và làm hại cuộc đời của người đó. Song, từ mấy ngàn năm nay, xã hội chúng ta luôn có quan niệm sai lầm rằng, giai đoạn từ 0-6 tuổi chính là khoảng thời gian ‘rẻ tiền” nhất. Bạn hãy xem, trẻ không có khả năng lao động, học tập, lại còn phải có người quan tâm và chăm sóc, thật không biết phải làm thế nào để khai thác thời gian của con trẻ.

Có những trường mầm non quy định, 11 giờ 30 trưa bắt đầu cho trẻ đi ngủ, tới hơn 3 giờ chiều mới gọi trẻ thức giấc, mỗi buổi trưa ngủ hơn bốn tiếng đồng hồ, càng ngủ nhiều càng khiến trẻ mụ mị đầu óc. Còn có những gia đình, khi cho trẻ đi đại tiểu tiện, để trẻ ngồi trong bô cả tiếng đồng hồ, vì không muốn cho trẻ chạy đi chạy lại gây ồn ào, vừa an toàn lại vừa ít phiền toái. Điều khiến chúng ta xót xa hơn nữa là, có một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp công khai nói với hiệu trưởng các trường mầm non: ‘Các vị chỉ cần quản giáo trẻ chặt chẽ là được rồi, không xảy ra chuyện gì thì mọi người đều yên tâm. Việc của các vị là đảm bảo làm sao cho trẻ trên ăn ngon, dưới đại tiểu tiện tốt. Dạy với không dạy cái gì, trẻ con đã hiểu được đâu?” Thậm chí, ngay cả một số vị lãnh đạo quan tâm tới giáo dục mầm non, mỗi lần tới các nhà trẻ kiểm tra công tác, cũng chỉ chủ yếu kiểm tra vấn đề vệ sinh sạch sẽ, xem trẻ múa hát, biểu diễn, đeo đôi găng tay trắng đi các nơi kiểm tra xem có bụi hay không…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!