Dạy trẻ học hội họa và tạo hình (2)

Tiêu chuẩn cơ bản của giáo dục mỹ thuật từ nhỏ là không dựa trên cơ sở nét vẽ có giống hay không để đánh giá mà phải xem xét có yêu thích các sự vật đẹp đẽ, yêu các tác phẩm mỹ thuật hay không; xem trẻ có dũng cảm để vẽ và tạo hình, phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cũng như chế tạo ra một hình tượng đẹp hay không. Do đó, việc giáo dục mỹ thuật ngay từ nhỏ phải tiến hành theo các bước sau:

Thường xuyên dẫn trẻ đi ngắm các đồ chơi, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp; tham quan phong cảnh thiên nhiên, những công trình kiến trúc hay các bức tượng, xem các con tem, những bức tranh họa đồ hay những bức ảnh nghệ thuật đẹp… Cách sắp đặt và trang trí các đồ vật trong nhà cũng cần chú ý tới sự thống nhất giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo, trên tường nên treo các bức tranh hay thư pháp hấp dẫn. Như thế, trẻ sẽ được hun đúc trong một môi trường có sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo, bản năng tự nhiên sẽ khiến trẻ trở nên yêu thích những sự vật đẹp, đồng thời sẽ cố gắng mô phỏng và sáng tạo ra cái mới.

Nên thường xuyên đưa trẻ đi tham quan các triển lãm mỹ thuật, triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật, mua một vài bức tranh về nhà và bình luận về vẻ đẹp của chúng. Thậm chí cha mẹ không nên để lỡ cơ hội cùng trẻ thưởng thức một bìa sách hay các hình minh họa đẹp mắt, như vậy, trẻ tự nhiên sẽ sản sinh ra “tế bào mỹ thuật”.

Cần tạo ra cơ hội để trẻ háo hức xem người lớn vẽ tranh, điêu khắc, khiến trẻ lặng lẽ, say mê nhìn ngắm, mỉm cười và ngưỡng mộ. Khi ấy, bản năng mô phỏng trong trẻ sẽ trỗi dậy thôi thúc chúng không thể ngồi yên mà phải cầm lấy bút để vẽ, cầm lấy đất để nặn. Cứ như vậy, trẻ sẽ bị cuốn hút đến với cánh cửa nghệ thuật.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!