Điểm quan trọng của phương pháp dạy ngoại ngữ trong mọi tình huống

  1. Giữa phụ huynh và thầy cô nên có sự phân công rõ ràng, mọi người nói với trẻ một loại ngôn ngữ, người con lại nói với trẻ một loại ngôn ngữ khác. Sự phân công này cần phải có tính ổn định và kiên trì thực hiện cho tới khi trẻ có thể sử dụng thành thạo những ngôn ngữ khác nhau để giáo tiếp một cách tự nhiên và thoải mái với những người khác nhau (ở đây là phụ huynh và các thầy cô giáo).
  2. Những người thực thi giáo dục bằng những ngôn ngữ khác nhau cần tiếp xúc thường xuyên với trẻ, cùng trẻ nói chuyện, chơi đùa và sinh hoạt để đạt tới mức nhìn đâu nói đấy, làm việc gì giảng giải về việc ấy, lời nói rõ ràng và giàu sức biểu cảm.
  3. Thường xuyên khuyến khích trẻ phát âm, làm mẫu cho trẻ, dạy trẻ theo từng bước, từ phát âm cho tới nói những câu đơn, câu điện báo, câu đơn hoàn chỉnh rồi đến câu phức hoàn chỉnh với những biện pháp từ từ nho nhã, bóng bẩy.
  4. Dù dạy trẻ nói ngôn ngữ nào đi nữa cũng không thể xa rời những cảm nhận phong phú trong cuộc sống của trẻ. Do đó, trong khi nói chuyện cần phải kết hợp với quan sát đồ vật thật, xem tranh ảnh cùng các tình huống thực tế, hướng dẫn trẻ làm việc, chơi trò chơi, đi du lịch… Chỉ có thông qua thực tiễn cuộc sống, con người mới có thể lĩnh hội câu từ một cách sâu sắc, ghi nhớ kỹ cách phát âm, kích thích tư duy tự do, gợi lên ham muốn biểu đạt mãnh liệt, nhờ đó trẻ sẽ hào hứng nói veo von cả ngày.
  5. Dù là những ngôn ngữ khác nhau cũng cần phải dạy trẻ biết các bài hát thiếu nhi, giải câu đố, kể chuyện, biểu diễn những đoạn kịch ngắn… Chỉ cần trẻ thích nghe, thích nói và thích mô phỏng, sau một vài năm trẻ sẽ có thể nói được ngôn ngữ của nhiều nước, kết hợp với âm nhạc cũng những ca khúc nước ngoài là một phương pháp giáo dục rất hiệu quả, đúng là: “Âm nhạc chính là con đường cao tốc Quốc tế nối liền hệ thống trí nhớ”.
  6. Ngôn ngữ của bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể phát triển đồng bộ khẩu ngữ (tức ngôn ngữ thính giác) và ngôn ngữ viết (tức ngôn ngữ thị giác). Do đó, khi dạy trẻ học ngoại ngữ cũng cần làm các thẻ chữ, để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thị giác ở mọi hoàn cảnh khác nhau, ví dụ, mặt tường này dán một câu tiếng mẹ đẻ, mặt tường kia là một câu tiếng Anh. Hoặc có thể dán những từ đơn hay những câu có nghĩa như nhau trong các ngôn ngữ khác nhau lên cùng một vật thể. Ví dụ, trên thân cây ở trường mẫu giáo, cô giáo có thể dán lên đó một hàng chữ “Đây là một cái cây” và một hàng chữ tiếng Anh đồng nghĩa “It’s a tree”.
  7. Dù là dạy ngôn ngữ nào đi nữa, điều quan trọng là phải khơi gợi được hứng thú nghe, nói, đọc, viết (bắt đầu rèn kỹ năng viết cho trẻ từ sau khi trẻ lên bốn tuổi) của trẻ, bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, nên nhớ rằng, hứng thú và thói quen còn quan trọng hơn cả số lượng từ vựng, vì thế, khi dạy ngôn ngữ cho trẻ không nên theo đuổi số lượng, tiến độ và chỉ tiêu một cách phiến diện.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!