Bố tôi qua đời, chúng tôi về quê chịu tang. Khi trở lại cháu buồn vô cùng, nói muốn bày tỏ tình cảm với ông ngoại, nhờ tôi viết hộ cháu, cháu bảo: “Con vừa nhìn ảnh ông vừa khóc, nhung con nghĩ khóc thì có ích gì? người mà cháu yêu thương nhất đã rời xa thế gian, song con còn nhớ câu nói, người chết không thể sống lại. Con thấy câu nói này thật đúng. Ông ngoại mắc bệnh khi nào? Có phải do con làm ông giận không nếu con không để ông giận và được gặp mặt ông trước khi ông nhắm mắt thì tốt biết bao!”
“Còn hỏi thăm bà: Sao ông ngoại nhiều tuổi như thế, mà cháu lại bé như thế này? Thím ba nói bởi vì mẹ kết hôn muộn. “Sao mẹ kết hôn muộn thế? nếu như cháu ra đời sớm hơn và được sống thêm cùng ông ngoại vài năm thì hay biết mấy! Cháu nghĩ nếu ông ngoại không đến nhà thím ba thì tốt. Ở đó điều kiện y tế không tốt. Nếu mẹ không phải làm phẫu thuật, thì ông sẽ không đến nhà thím ba. Nếu ông không đi thì làm sao rời bỏ nhân gian chứ!”
“Cháu cũng sợ mẹ sẽ mất, con người sao không thể trường thọ? Nếu có bác sỹ làm con người trường thọ thì tốt quá! Mọi người nói người gầy sẽ sống lâu, nhưng mẹ lại béo! Cháu sợ lắm! Cháu còn sợ cả cháu cũng sẽ chết đi. Mẹ nói cháu có thể sống đến 80, 90 tuổi. Trong lòng cháu cũng nhẹ nhõm hơn.”.
“Cháu lại nghĩ, người ta chết rồi vẫn còn có những đạo lý kỳ lạ, khiến cháu nghĩ mãi mà không ra. Người gầy sẽ sống lâu, nếu gầy tới giơ xương thì có gì tốt đâu? Nếu sống một trăm năm mà không hạnh phúc thì có ý nghĩa gì? Con người cuối cùng cũng phải chết, cái gọi là trường thọ chỉ là truyền thuyết, truyền thuyết có thể mang lại cuộc sống vui vẻ hay sao?”