Ăn ít, chia làm nhiều bữa, kết hợp ăn khô và loãng, chống nôn mửa
Triệu chứng nghén thông thường xuất hiện vào tuần thứ 4-8, từ tuần thứ 8-10 triệu chứng này nghiêm trọng hơn, đến tuần thứ 12 bắt đầu giảm dần. Giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy ăn uống không ngon miệng hoặc cứ ăn vào là nôn. Lưu ý các thai phụ không nên vì sợ nôn mà không ăn hoặc ăn ít, trên thực tế nếu càng bị nôn càng phải ăn. Thông thường, sau một đêm tiêu hóa thức ăn, dịch dạ dày tiết ra khá nhiều, cảm giác khó chịu tăng lên gây buồn nôn vào buổi sáng. Ngoài ra, khi đường huyết hạ thấp, đau đầu chóng mặt cũng gây ra buồn nôn. Vì thế, triệu chứng buồn nôn là do cơn đói gây ra, thai phụ cần ăn uống để khống chế triệu chứng này.
Sau khi mang thai, có thể thay đổi bữa ăn từ 3 lên 5-6 bữa/ngày.
Nôn nghén có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi không?
Có thai phụ lo lắng vì nôn nghén hoặc ăn uống không tốt sẽ hạn chế sự hấp thụ dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thực ra không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Thai nhi rất thông minh, cho dù dinh dưỡng trong cơ thể mẹ có đầu đủ hay không, bé vẫn luôn giành một phần cung cấp cho bản thân, trừ khi trong cơ thể mẹ không có chất dinh dưỡng để hấp thụ, thì thai nhi mới thực sự thiếu chất dinh dưỡng. Đương nhiên nếu cơ thể thai phụ thiếu chất dinh dưỡng đến mức độ đó thì tự cơ thể người mẹ sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế chỉ cần không có cảm giác mệt mỏi, ốm đau, sự phát triển của thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
Khi bị nôn, thai phụ sẽ mất nhiều nước, vì thế cần bổ sung nguồn nước kịp thời. Thai phụ có thể bổ sung một số loại sinh tố hoặc thức ăn lỏng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hỏi đáp dinh dưỡng bà bầu tuần 6
Hỏi: Tại sao tôi hay buồn nôn vào buổi tối, trong khi các thai phụ khác lại thường nôn vào buổi sáng?
Đáp: Đó là do mỗi thai phụ có thể chất khác nhau, không có nguyên nhân gì đặc biệt, cũng không chứng tỏ việc mang thai của bạn là bất thường, vì thế bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần khi buồn nôn bạn ăn những thực phẩm khô, phối hợp thức ăn lỏng sẽ giúp bạn hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và giảm chứng buồn nôn.
Giới thiệu thực đơn ăn uống tuần 6
Nộm rau diếp, tương vừng
Nguyên liệu: 150g rau diếp, tương vừng, muối, tỏi.
Cách chế biến:
- Rau diếp rửa sạch, thái đoạn.
- Đổ tương vừng vào bát, cho muối, tỏi, cho một ít nước vào khuấy đều.
- Cho rau diếp ra đĩa, đổ nước tương vào trộn đều là ăn được.
Công dụng: Hàm lượng sắt trong tương vừng gấp 2 lần gan lợn, tỏi thơm có công dụng khai vị, thích hợp với thai phụ mang thai thời kỳ đầu.
Bột dinh dưỡng yến mạch
Nguyên liệu: 100g yến mạch, 100 ml sữa bò tươi.
Cách chế biến: Cho nước sôi vào yến mạch ngâm 5 phút, sau đó cho sữa bò vào, khuấy đều lên là ăn được.
Công dụng: Sữa bò và yến mạch đều chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, cacbonhydrate.
Xem thêm: