Giai đoạn này, mẹ cần tăng cường chất đạm
Đến cuối thai kỳ, tế bào não của bé phát triển nhanh chóng, rất cần chất đạm, thêm nữa bé cũng cần dự trữ chất đạm cho cả cơ thể, vì thế mẹ vẫn cần tăng cường hấp thụ chất đạm hàng ngày. Lúc này bổ sung đủ đạm có rất nhiều tác dụng: giúp mẹ có nguồn năng lượng lớn khi sinh nở; giảm tỷ lệ khó đẻ, giảm thiếu máu khi mang thai, giảm các chứng bệnh phù thũng và cao huyết áp, lượng sữa tiết ra sau khi đẻ cũng được đảm bảo. Nếu không bổ sung đầy đủ đạm, thể chất và hệ thần kinh trung khu của bé sẽ chịu tác động: số lượng tế bào não sẽ ít đi, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.
Vào cuối thai kỳ, lượng hấp thụ đạm mõi ngày của thai phụ nên tăng thêm 20 – 25g so với trước khi mang thai, đạt khoảng 80 – 90g/ ngày; Nếu làm việc, thể lực tiêu hao nhiều, thì phải hấp thụ đủ 95g đạm/ngày, trong đó chất đạm động vật chiếm 2/3. Tiêu chuẩn ăn tham khảo cho các thai phụ trong mỗi ngày là: 02 quả trứng gà hoặc 50g thịt nạc, 300ml sữa bò, 9g hàm lượng chất đạm khác; 40g đậu tương, 200g đậu phụ, hoặc 200g thức ăn chính, trong đó chứa 15g chất đạm.
Thai phụ nên giữ tâm trạng thoải mái khi ăn uống để giảm khó chịu ở dạ dày
Áp lực ở cuối thai kỳ lớn, vì thế các thai phụ cần luôn nhắc nhở bản thân thư giãn, thả lỏng. Khi ăn, nếu thai phụ có tâm trạng vui vẻ, có thể làm cho tốc độ trao đổichất trong cơ thể tăng lên, hệ tiêu hóa phát huy chức năng tốt nhất. Cơ thể khỏe mạnh sẽ khiến tinh thần vui vẻ.
Nếu mẹ có thói quen nói chuyện, thảo luận các vấn đề khi ăn, tốt nhất nên tìm chủ đề mang tính tích cực, thoải mái, những vấn đề khó trong công việc hàng ngày hay mối quan hệ giao tiếp căng thẳng tốt nhất không nên nói chuyện bên bàn ăn, tránh ảnh hưởng đến tâm trạng. Chuyện công việc sẽ giải quyết vào thời gian làm việc, nếu có gì không hài lòng với bố, cũng không nên trách móc trong bữa ăn. Nếu cãi nhau, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ham muốn ăn và hệ tiêu hóa, cho dù không tranh cãi, cũng sẽ làm không khí bữa ăn nặng nề.
Tóm lại, khi ngồi vào bàn ăn, thai phụ cần điều chỉnh tâm trạng của mình, cần gạt bỏ những chuyện không vui, cố gắng để bản thân luôn ở trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Những chất dinh dưỡng giúp giảm tâm trạng lo lắng trước ngày sinh
Có những thực phẩm giúp tinh thần nhẹ nhõm, khi tâm trạng căng thẳng, có thể ăn các loại thực phẩm chứa các chất sau:
- Tryptophan khi vào trong cơ thể trở thành 5-hydroxy trytamine, có tác dụng làm ổn định đại não. Những thực phẩm có chứa truptophan là: các chế phẩm từ sữa, thịt gà, thịt bò, các loại trứng, các loại cá, các loại quả khô.
- Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có thể điều chỉnh hệ nội tiết trong cơ thể, giúp tâm trạng bình tĩnh. Những thực phẩm có chứa vitamin nhóm B gồm: các loại men, lá rau màu xanh thẫm, sữa bò ít chất béo và các loại đậu…
- Canxi: Canxi là chất làm ổn định thần kinh tự nhiên, giúp thần kinh thư giãn, tình cảm ổn định. Sữa bò, đậu phụ cũng có tác dụng này.
- Magie: Magie giúp cơ bắp được thả lỏng, ổn định nhịp tim, ổn định tình cảm. Chuối, các loại đậu, cải bó xôi, nho khô đều chứa nhiều hàm lượng magie.
- Vitamin C: Vitamin C giúp tái tạo các hormones trên tuyến thượng thận, làm giảm áp lực tinh thần. Anh đào, chanh, dưa vàng, nho… đều chứa nhiều vitamin C…
Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng tuần 35 -36
Chè chuối
Nguyên liệu: 200ml sữa bò, 2 quả chuối, 2g ngô, đường trắng, vừng.
Cách chế biến:
- Cho sữa bò vào nồi, đun lửa nhỏ, cho ngô và đường trắng vào, vừa đun vừa khuấy đều, đun đến khi ngô chín.
- Chuối bóc vỏ, dùng thìa ép nát, cho vào nồi chè, rắc vừng lên trên là được.
Công dụng: Sữa bò, chuối, vừng đều là thực phẩm giúp thư giãn tinh thần, thích hợp với thai phụ khi có tinh thần căng thẳng.
Canh thịt vịt nấu đậu xanh
Nguyên liệu: 1 con vịt, bí đao, đậu xanh mỗi loại 5g, 2 miếng trần bì, muối.
Cách chế biến:
- Vịt làm sạch, cho vào nươc đun sôi chần qua, vớt ra; Bí đao rửa sạch, để cả vỏ thái miếng; Trần bì cho vào nước ấm ngâm mềm.
- Cho vịt, trần bì, bí đao và đậu xanh vào nồi, đun lửa to khoảng 20 phút, sau đó đun lửa nhỏ hầm 2 tiếng, nêm vừa muối là được.
Công dụng: Vịt và đậu xanh đều có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải nóng, có thể cải thiện tâm trạng nóng nảy của thai phụ.
Xem thêm: