GIAI ĐOẠN 0 – 1 TUỔI

Đường cong về sự phát triển cơ thể của trẻ còn bú sữa

Sự phát triển cơ thể trẻ còn bú sữa
Sự phát triển cơ thể trẻ còn bú sữa

Mỗi trẻ có tiêu chuẩn tăng trưởng khác nhau

Sự phát triển của trẻ năm đầu
Sự phát triển của trẻ năm đầu

Thời kỳ phản xạ

Những hành động trong thời kỳ này chủ yếu là “phản xạ thở”, “phản xạ nắm”, “phản xạ nhắm mắt” và “khóc” mà trẻ đã biết từ khi còn trong bụng mẹ. Thời kỳ này, hầu như trẻ ngủ cả ngày

Thời kỳ lẫy

Những phản xạ bẩm sinh yếu dần đi và bắt đầu xuất hiện các phản ứng tự chủ. Trẻ bắt đầu thích thú với thế giới xung quanh và có hành động bắt chước.

Thời kỳ ngồi

Trẻ bắt đầu có thể ngồi dậy và chơi bằng tay một cách linh hoạt. Thời gian thức kéo dài hơn.

Thời kỳ bò

Thời kỳ này trẻ có thể tự nhấc người dạy và dẫn đến biết bò. Những hành động tự phát của trẻ tăng lên khiến cho mẹ thường xuyên phải để ý.

Thời kỳ đứng

Trẻ bắt đầu đứng được bằng hai chân nên tầm nhìn cũng được mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và hiếu kỳ với mọi thứ.

Sau sinh = 400g

Ngay sau khi sinh, mạch não của trẻ chưa hoàn thiện nhưng tích cực kích thích vào “vùng thị giác”.

Khoảng 4 tháng = 550g

Giai đoạn trẻ biết lẫy và thích hoạt động cơ thể. Não trẻ sẽ hoạt động tích cực hơn bằng cách kích thích vào “vùng vận động” của trẻ.

Khoảng 6 tháng = 650g

Rèn luyện trí nhớ tạm thời (trí nhớ làm việc) để trẻ có khả năng ghi nhớ.

Khoảng 12 tháng = 900g

Đến giai đoạn này, “vùng vỏ não trước trán” quyết định một bộ não tốt bắt đầu hoạt động.

Khớp thần kinh so với độ tuổi

Biểu đồ khớp thần kinh so với tuổi
Biểu đồ khớp thần kinh so với tuổi

Biểu đồ dưới đây thể hiện lượng khớp thần kinh trong vùng thị giác của trẻ. Khớp thần kinh có chứng năng kết nối các tế bào thần kinh não bộ tạo nên các mạch thần kinh. Theo như biểu đồ ta thấy, từ 8 tháng tuổi đến 2 tuổi là giai đoạn đỉnh điểm, có nghĩa là trong khoảng thời gian này, trẻ đã hình thành những hoạt động cơ bản của vùng thị giác. Trước 2 tuổi nếu ta không cho trẻ quan sát nhiều để nâng giá trị đỉnh lên thì sau giai đoạn này, trẻ không vượt qua được giá trị đỉnh mà trẻ đạt được đến lúc 2 tuổi và khả năng nhìn của trẻ sẽ thấp đi. Từ 2 đến 3 tuổi là khoảng thời gian đỉnh điểm của vùng vỏ não trước khi trán và vùng thính giác.

Trọng lượng não so với độ tuổi

Biểu đồ trọng lượng não trẻ so với độ tuổi
Biểu đồ trọng lượng não trẻ so với độ tuổi

Ngay khi được sinh ra, não trẻ đã bắt đầu tăng trưởng và đến 5 tuổi sẽ đạt đến kích thước gần như não người trưởng thành. Sự tiến hóa của của con người dựa trên chính việc học tập để nắm bắt được những kiến thức cũng như kỹ thuật cần thiết cho cuộc sống. Cho nên đến khoảng 5 tuổi, trẻ đã học được những điều cơ bản nhất cần cho cuộc sống thường ngày như “nói chuyện”, “hoạt động các ngón tay”, “đi đứng”… Não trẻ cũng lớn dần lên trong thời kỳ này.

Điều trẻ cần là cha mẹ và tình yêu thương

Trên thế giới, cách nuôi dạy con có áp dụng nghiên cứu về não bộ khá phổ biến

Khác với các loại động vật khác, trẻ con lớn lên nhờ vào sự chăm sóc của cha mẹ. Trẻ học từ cha mẹ các cử chỉ cũng như lời nói. Nếu không học tập, trẻ không thể thích nghi với cuộc sống.

Ngày nay, do những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về não bộ trên thế giới, ngày càng có nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, cha mẹ cần biết những kiến thức về khoa học não bộ trong nuôi dạy con cái, bởi việc giáo dục có áp dụng những kiến thức về khoa học não bộ trong nuôi dạy con cái, bởi việc giáo dục có áp dụng những kiến thức về khoa học não bộ giúp nuôi dạy trẻ trở thành con người hoàn thiện hơn.

Cuốn sách Dạy con kiểu Nhật (giai đoạn 0 tuổi) là cuốn sách được đúc rút từ kinh nghiệm mà tôi và vợ tôi – Kayoko – rút ra được từ quá trình nuôi dạy hai con chúng tôi. Những người được giáo dục bằng phương pháp này thực tế đang rất thành công trong xã hộ.

Trước 3 tuổi, nếu chúng ta không kích thích tất cả các phần não bộ làm việc, đặc biệt là không nâng cao hoạt động của vùng vỏ não trước trán của vỏ đại não thì sự phát triển trí tuệ cũng như trí thông minh của trẻ sau này sẽ bị cản trở.

Giáo dục 0 tuổi coi trọng việc tăng cường “trí nhớ làm việc”, “hệ thống khen thưởng”, “tế bào thần kinh phản chiếu”, “ức chế hành động”, “phản xạ bẩm sinh”. Tôi sẽ nói rõ hơn về những điều này trong nôi dung cuốn sách nhưng mong các bạn hãy ghi nhớ những từ khóa này để chúng ta cùng trải nghiệm một cách nuôi dạy trẻ tràn đầy tình yêu thương.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!