GIAI ĐOẠN 2 – 3 TUỔI

Thời kì cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của trẻ

Tôi nghĩ rằng những bà mẹ đọc cuốn sách này đều mong muốn con cái mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Giai đoạn 2 tuổi chính là điểm xuất phát để thực hiện các biện pháp giáo dục cần thiết giúp trẻ trưởng thành và cũng là thời kì cha mẹ cần suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của trẻ.

Suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của trẻ nhưng cha mẹ không phải là người quyết định con đường cũng như nghề nghiệp sau này cho trẻ. Điều tôi muốn nói ở đây là cha mẹ hiểu được đặc tính của trẻ, biết trẻ kém cái gì, giỏi cái gì để tiếp nhận và định hướng con đường đi phù hợp cho trẻ. Đây cũng là thời kì cha mẹ tìm hiểu và chuẩn bị con đường đi cho trẻ lựa chọn.

Giai đoạn 2 tuổi chính là lúc trẻ thành thạo các chức năng hoạt động cơ bản như đi, đứng, sử dụng tay… Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình qua ngôn ngữ, phỏng đoán cảm xúc của người khác và dần dần hình thành tính xã hội để xây dựng mối quan hệ với người xung quanh.

Trẻ trưởng thành không thể thiếu sự giáo dục của cha mẹ

Đây cũng là giai đoạn trẻ bước vào thời kì mẫn cảm nhất với những kích thích về giác quan. Thời kì này, trẻ tiếp nhận, hiểu và phản ứng lại các loại kích thích về giác quan.

Nếu bỏ lỡ thời kì này, khả năng hiểu được những kích thích giác quan của trẻ sẽ yếu đi, trẻ sẽ phản ứng chậm hoặc không hiểu ý nghĩa của những kích thích đó. Vì thế, bạn hãy chú ý để trẻ sớm giao tiếp với mọi người.

Các tuyển thủ như Suzuki Ichiro1 hay Ishikavva Ryo2 nếu lúc đầu không được tiếp cận với bóng chày và golf thì chắc không thể thành công như ngày hôm nay. Cha mẹ chính là người phát hiện và bồi dưỡng những tiềm năng của con cái mình. Vì thế, ngay từ giai đoạn này, cha mẹ hãy bắt tay vào việc giáo dục con cái bằng một mong muốn cháy bỏng là mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con.

Bạn hãy dẫn con đi chơi và dạy cho con biết về niềm vui trong cuộc sống, những điều tốt đẹp thú vị nên khám phá.

Từ rất nhiều kinh nghiệm đó, trẻ sẽ biết về cuộc sống và có đưực khả năng giao tiếp, rồi dần dần sẽ tìm được đường đi cho chính mình. Năng lực trí não của trẻ có thể phát huy đươc hay không chính là nhờ sự cố gắng của cha mẹ trong giai đoạn này.

Nhận biết và phát huy cá tính của trẻ

Giai đoạn 2-3 tuổi
Giai đoạn 2-3 tuổi

Khi bắt đầu phát triển tính xã hội cũng là lúc trẻ dễ mắc các bệnh về não như tự kỉ hay hội chứng Asperger. Ngay cả ở những gia đình trí thức, con cái họ đôi khi vẫn không dễ dàng tiếp xúc vói người khác hoặc không thể hoạt động theo tập thể.

Nếu con của bạn có những biểu hiện không bình thường, hãy dẫn trẻ đến bác sĩ chuyên môn về thần kinh nhi khoa để nắm được tình trạng của trẻ, tiếp nhận nó và bàn bạc thêm với bác sĩ chuyên môn về phương pháp trị liệu sau này.

Einstein bị mắc hội chứng Asperger, ông kém trong khả năng giao tiếp, nhưng có một phần đặc biệt trong não của ông hoạt động rất tốt, vì thế ông có được rất nhiều phát minh để đòi.

Tóm lại, trong mỗi giai đoạn trưởng thành của con người, sự phát triển của não cũng khác nhau. Điểm khác biệt với người khác chính là cá tính, nếu có thể phát huy cá tính này thì cuộc sống sau này sẽ hạnh phúc. Do đó, điều quan trọng là phải quan sát kỹ trẻ, nhận biết và tiếp nhận những trạng thái của trẻ rồi phát huy điểm mạnh ở trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!