Giúp bạn hiểu hơn về phương pháp Kubota

Hỏi đáp phương pháp Kubota

H1: Con tôi sắp 2 tuổi rồi mà hoàn toàn không biết nói gì cả

Đ: Bạn hãy kiên nhẫn nói chuyện với con một cách phù hợp

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem tai con bạn có nghe rõ không. Bạn hãy tạo ra âm thanh ở một phía, nếu con quay đầu về phía đó, có nghĩa là tai của con nghe tốt. Nếu con không quay đầu về phía phát ra âm thanh, bạn cần cho con đi kiểm tra ở khoa tai mũi họng.

Hơn nữa, nếu bạn không nói chuyện với con nhằm kích thích vùng ngôn ngữ giúp hiểu được lời nói thì con cũng không biết nói chuyện. Nếu từ trước đến nay bạn không nói chuyện nhiều với con thì ngay từ bây giờ, bạn hãy nói chuyện thật nhiều với con về mọi thứ xung quanh.

Nếu bạn đã nói chuyện nhiều với con rồi thì có khả năng cách con hít thở để phát ra âm thanh không được tốt. Bạn có thể cho con tập thỏi còi hay để ống hút trong cốc nước để trẻ tập hít. Tuy nhiên, nếu trong cuộc sống hàng ngày bạn vẫn thấy con khỏe mạnh bình thường thì không cần phải quá lo lắng. Hãy kiên nhẫn nói chuyện với con và quan sát thái độ của con.

H2: Con tôi không làm được việc mà những đứa trẻ cùng tuổi có thể làm

Đ: Điều quan trọng là biết rõ việc trẻ làm được và việc trẻ không làm được

Việc trẻ không làm được có nghĩa là vùng đó chưa phát triển. Cho nên, trước tiên bạn cần phải nhận rõ trẻ không thể làm được việc gì rồi tập cho trẻ làm việc đó thật nhiều.

Cách làm này cũng sẽ tập luyện thêm cho trẻ về cách đi, cách sử dụng tay thông qua các trò chơi.

Nhưng, nếu không làm cho trẻ cảm thấy hứng thú, trẻ sẽ không muốn thực hiện. Bạn cần lập ra phương châm rõ ràng đối với trẻ, kiên quyết thực hiện theo đúng phương châm rõ ràng với trẻ, kiên quyết thực hiện theo đúng phương pháp. Mẹ thực hiện với trẻ bằng tình yêu sâu sắc của mình.

H3: Tôi nên bắt đầy phương pháp này từ đâu?

Đ: Nói chung đối với trẻ 1 tuổi cần tập đi trước

Bắt đầu phương pháp Kubota từ đâu?
Bắt đầu phương pháp Kubota từ đâu?

Nếu trẻ đã biết đứng và có vẻ muốn tập đi thì ta bắt đầu từ việc tập cho trẻ biết đi. Vùng vỏ não trước trán của trẻ sẽ được rèn luyện thông qua việc đi bộ nên nếu hàng ngày trẻ đều tập đi thì chắc chắn cũng có thể tiếp nhận những bài tập khác một cách dễ dàng. Bạn cố gắng vừa nói chuyện với trẻ thật nhiều nhằm kích thích các vùng của não bộ vừa chú ý đến bước đi của trẻ.

H4: Con tôi chưa biết cầm thìa bằng ba ngón tay. Làm thế nào để con cầm được như vậy?

Đ: Bạn hãy kiên nhẫn dạy con cách cần thìa đúng

Trước tiên, bạn hãy ngồi cùng với con và cho con xem cách cầm thìa đúng. Sau đó, hướng dẫn con cầm thìa đúng cách. Cho con nhìn kỹ tay mình để con bắt chước. Nếu con cầm chưa đúng, bạn hãy ngồi phía sau nắm tay con cầm thìa để con biết thế nào là cầm đúng cách.

Nếu để con cầm thìa sau cách, sau này rất mất thời gian để sửa nên ngay từ đầu bạn cần rèn cho con cách cầm thìa đúng.

H5: Ở giai đoạn bướng bỉnh, con không nghe lời tôi

Đ: Bạn hãy kiên quyết với trẻ.

Giai đoạn bướng bỉnhNhư tôi đã nói về giai đoạn bướng bỉnh ở trang 2. Giai đoạn bướng bỉnh xảy ra do vùng vỏ não phía trước của trẻ không phát triển.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ có nguyên nhân không thích làm gì đó nên bạn cần chú ý quan sát kỹ xem do nguyên nhân gì mà con không thích làm. Bạn tuyệt đối không nên bắt ép nếu con cảm thấy đau, khó chịu hay sợ hãi khi làm gì đó.

Dù trong bất cứ trường hợp nào, việc bỏ mặc giai đoạn bướng bỉnh này ở trẻ là điều không tốt đối với cả sự phát triển của não bộ.

Trẻ 1 tuổi cả thể lực lẫn trí tuệ đều phát triển nên bạn cần có sự chuẩn bị phù hợp đối với giai đoạn bướng bỉnh xuất hiện do sự ích kỷ đơn thuần hay do tính khí của trẻ.

Cha mẹ nên ở bên để giúp con điều chỉnh hành vi cũng như thái độ đúng đắn.

H6: Tôi đã bỏ qua giai đoạn 0 tuổi, vậy có hiệu quả khi thực hiện giai đoạn 1 tuổi không?

Đ: Tất nhiên nếu thực hiện tốt nhưng cũng không phải là tuyệt đối cần thiết.

Nếu chưa được thực hiện những việc đã viết ở cuốn Dạy con kiểu Nhật (giai đoạn 0 tuổi), có lẽ sẽ khó thực hiện phương pháp 1 tuổi. Cho nên, bạn nên bắt đầu từ giáo dục 0 tuổi cùng với sự trưởng thành của trẻ.

Mặc dù vậy, điều cốt lõi trong giáo dục 1 tuổi là tập đi nên nếu trẻ có thể đứng vững và đưa được chân về phía trước thì bạn hãy thử luyện tập đi cho trẻ. Biết một thế giới mới cũng là điều thích thế đối với trẻ. Nếu trẻ cố gắng một cách phấn khích sẽ có hiệu quả hơn đối với sự phát triển của não bộ.

H7: Mặc dù là con trai nhưng con tôi rất thích chơi búp bê. Như vậy có sao không?

Đ: Bạn nên cho con chơi cả những trò chơi dành cho con trai để sở thích của trẻ không quá bị lệch lạc.

thích búp bêKhi trẻ qua 1 tuổi, dần dần đã có sự khác nhau về sở thích giữa con trai và con gái ở một mức độ nào đó. Nhưng, trong giai đoạn này cần phải cho cả bé trai và bé gái chơi giống nhau. Bạn hãy ý thức rằng không nên để sở thích của trẻ quá nghiêng về bên nào và cố gắng cho trẻ chơi cả trò chơi và đồ chơi của con trai lẫn con gái.

H8: Tôi đang dạy con tiếng Anh. Tôi tiến hành đồng thời như vậy có được không?

Đ: Hoàn toàn không có vấn đề gì. Chúng ta hãy dần dần kích thích não bộ của trẻ.

Phương pháp Kubota nhằm mục đích là kích thích bắt não bộ làm việc. Việc cho trẻ nghe tiếng Anh là một kích thích mới mẻ nên nếu trẻ không ghét thì hoàn toàn không có vấn đề gì.

Việc dạy tiếng Anh đối với trẻ ở giai đoạn này sẽ làm tăng số lượng từ ngữ mà trẻ sẽ ghi nhớ. Có nghĩa là ngoài từ “quả táo”, trẻ còn nhớ thêm từ “apple”. Tuy nhiên, nếu bắt trẻ nhớ bảng chữ cái hay ngữ pháp nữa thì trẻ sẽ bị rối nên đừng bắt trẻ nhớ chữ hay ngữ pháp. Việc học chữ cái hay ngữ pháp tiếng Anh nên để trẻ học sau khi thành thạo tiếng mẹ đẻ.

H9: Có phải nên tập đi tập lại nhiều lần kể cả những bài tập mà con đã thành thục?

Đ: Bạn nên tăng dần mức độ khó.

Trẻ thực hànhDù nói là trẻ đã thành thục nhưng nếu dừng việc tâp luyện những mạch thần kinh đã mất công luyện tập để kết nối sẽ có thể biến mất. Nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại cùng một bài tập trẻ sẽ thấy chán. Do đó, tùy theo sự phát triển của trẻ, bạn nên nâng dần mức độ khó của bài tập.

 

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!