Bản năng bắt chước ở trẻ em
Trẻ em có “bản năng bắt chước”, trong khi lại rất mơ hồ với việc hiểu và thể nghiệm ngôn ngữ, nên hãy tạo gương cho trẻ học tập, chứ không phải theo lối thuyết giáo suông.
Chúng tôi đề ra một nguyên tắc quan trọng, đó là: Tất cả những việc mà bạn hi vọng con mình làm được, thì bạn phải làm trước mặt chúng một cách vui vẻ! Không mất thời gian, cũng chẳng cần dùng đến lời nói, trẻ sẽ vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn làm được như bạn. Đây chính là phương pháp “hình mẫu dẫn đường”, cũng được áp dụng để thu hút trẻ học chữ.
Khi mới dạy trẻ học chữ, học đọc, cha mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình nên hào hứng vừa “dạy chữ” cho nhau vừa kiểm tra, khen ngợi, vui vẻ mà nghiêm túc, dùng thẻ chữ, bảng đen cùng phương thức “chơi mà học”, vờ như quên mất trẻ đang ngồi cạnh quan sát.
Mỗi ngày vài phút, dần dần trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tự động đời học chữ. Lúc này, bạn mới bắt đầu “thu nạp” học sinh. Khi có một khỏi đầu tốt đẹp, trẻ sẽ dễ dàng theo được các phương pháp sau này, lên ba, bốn tuổi tự nhiên trẻ sẽ biết chữ biết đọc.
Sau khi cha mẹ đưa được trẻ vào cuộc thì một trong hai người phải từ từ rút ra, sau này chỉ cần thi thoảng tham gia vào một số hoạt động thi tài bằng trò chơi học chữ là được.
Phương pháp này đời hỏi nội dung phong phú, không khí vui vẻ nhưng thái độ phải nghiêm túc, phải khơi dậy được tính hiếu kỳ của trẻ. Bạn tuyệt đối không được để trẻ cảm thấy người lớn đang lừa trẻ hoặc cố ý thờ ơ với mình. Phương pháp này thường thích hợp với trẻ dưới ba tuổi, các giáo viên ở nhà trẻ có thể phối hợp với nhau, vận dụng phương pháp này để tạo hứng thú học chữ cho trẻ, đưa trẻ đến với thế giới của những con chữ.