Vậy con người có giai đoạn tốt nhất cho sự phát triển không? Tất nhiên là có. Ví dụ như một đứa trẻ sau khi sinh ra không được ở cùng mẹ, chỉ nửa năm sau nó sẽ mất đi cảm giác thân mật, gần gũi với mẹ. Sự phát triển của trí tuệ cũng giống như vậy. Giai đoạn tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ là trước 2 tuổi, giai đoạn tốt nhất để nhận biết mặt chữ là trước 3 tuổi, giai đoạn tốt nhất để phát triển tư duy toán học là trước 4 tuổi. Có người nói rằng, nếu một người muốn trở thành thiên tài violon thì phải bắt đầu có hứng thú luyện tập từ năm 3 tuổi, một người muốn trở thành thầy dạy piano thì phải học piano trước 5 tuổi… Những cách nói như vậy có rất nhiều, vì thế chúng không hoàn toàn đáng tin cậy. Thế nhưng, có một điều đã được các nhà tâm lỹ học công nhận, đó là tuổi sơ sinh đến mẫu giáo (tức từ 0-6 tuổi) là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ. Nếu để lỡ giai đoạn này thì về sau, chúng ta có dành nhiều tâm huyết để dạy dỗ con trẻ đến đâu đi chăng nữa thì thành quả thi được cũng rất ít, thậm chí là tốn công vô ích. Chính vì thế, chúng ta nên đặc biệt coi trọng khoảng thời gian từ 0-6 tuổi của trẻ.
Trên thế giới, lý luận về giai đoạn tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ này đã được phát triển thành “Học thuyết tăng giảm”. Tăng giảm có nghĩa là, trẻ em càng nhỏ tuổi, khả năng phát triển trí tuệ càng lớn, và đồng thời khả năng phát triển này sẽ giảm khi tuổi tác ngày một tăng.
Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Bloom đã phát biểu: “Nếu đến năm 17 tuổi, trí tuệ của một người có thể phát triển 100% thì vào năm 4 tuổi, trí tuệ của anh ta đã phát triển tới 50%, đến năm 8 tuổi phát triển tới 80%, trong 9 năm từ năm 8 tuổi tới năm 17 tuổi chỉ phát triển thêm 20%.” Theo thuyết phát triển trí tuệ Makoto Shichida của Nhật Bản thì sự tăng giảm này giống như một hình tam giác, trí tuệ phát triển nhanh nhất lúc 0 tuổi, đó chính là đáy của hình tam giác, tới năm 8 tuổi trí tuệ sẽ phát triển đạt đến đỉnh của hình tam giác, sau đó trí tuệ sẽ không thể đạt được những bước phát triển rõ rệt. Nói cách khác, từ sau 8 tuổi, con người chỉ tích lũy thêm tri thức và kỹ năng trong cuộc sống mà thôi.
Một người nếu muốn học âm nhạc, học ngoại ngữ, học mỹ thuật, học bới hay học trượt băng… đều nên tiếp xúc với những thứ ấy ngay từ khi còn nhỏ, bởi lẽ nếu tiếp xúc muộn sẽ rất khó để đào tạo chuyên sâu. Qua quá trình nghiên cứu tất cả các cao thủ cờ vây của Trung Quốc và Nhật bản, tôi đã phát hiện ra rằng, những kiện tướng cấp 8, cấp 9 dường như đều bắt đầu học chơi cờ từ lúc 5 tuổi. Hơn nữa, trên thực tế, học tiếp xúc với bộ môn cờ vây thông qua những lần đứng xem người lớn chơi cờ với niềm say mê tột độ. Điều này chi thấy tiếp xúc khi tuổi còn nhỏ sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Còn như ở tuổi chúng ta bây giờ mới bắt đầu học đánh cờ vây thì giấc mơ trở thành kiện tướng cờ vây cấp 9 có lẽ phải đành để đến kiếp sau vậy!