Khả năng ghi nhớ (2)

Cần phải bồi dưỡng cho trẻ thói quen luôn luôn ghi nhớ và nhận thức những sự vật quan trọng như những lời cảnh báo, những câu thơ, những nhân vật, sự kiện và ngày tháng quan trọng trong các câu chuyện, gợi lên trong lòng trẻ suy nghĩ: “Mình nhất định phải ghi nhớ! Mình nhất định phải ghi nhớ! Mình nhất định phải ghi nhớ! Lập tức ghi nhớ! Lập tức ghi nhớ!” Ghi nhớ cái này hay cái khác chính là câu mệnh lệnh để bắt buộc “những kẻ lười nhác” phải làm việc. Bạn ra lệnh cho nó sẽ đạt hiệu suất cao hơn, nếu bạn dửng dưng không để ý đến, nó sẽ không thể ghi nhớ.

Có những sự việc không cần ghi nhớ trong thời gian dài hoặc ghi nhớ suốt đời. Ví như khi người khác đọc cho bạn số điện thoại của một ai đó, bạn chỉ câng ghi nhóe chúng trước khi ghi lên giấy là được. Đây gọi là trí nhớ tạm thời. Nhưng nếu bạn cần làm một việc gì đó vào tuần sau, ví dụ đi thả diều cùng bạn bè chẳng hạn, lúc này bạn phải ra lệnh cho bản thân tạm thời ghi nhớ nó mà không cần sử dụng tới trí nhớ dài hạn. Nguồn tư liệu của trí nhớ dài hạn cần phải được chọn lọc, bởi lẽ chúng ta không thể chất mọi thứ vào trong kho mà chỉ cần chọn lọc những “hành hóa” có giá trị nhất.

Khả năng ghi nhớ có mối quan hệ rất lớn với tâm trạng con người. Chúng ta nên để trẻ tích cực, chủ động, vui vẻ và say mê tham gia các hoạt động, như thế khả năng ghi nhớ tự nhiên sẽ trở nên bền chặt hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần thường xuyên vui chơi, nói chuyện, cùng trẻ một cách thoải mái và vui vẻ. Chúng ta sở dĩ nhấn mạnh phải để trẻ được chơi đùa một cách vui vẻ khi tham gia các hoạt động cũng là vì nguyên nhân này. Chúng ta nêu ra và ủng hộ việc học mà chơi, chơi mà học. Quan điểm “vui chơi có ích chính là học, học một cách thú vị chính là vui chơi” mà “Phương án 0 tuổi” đưa ra là phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng khả năng ghi nhớ của trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!