Từ từ giúp trẻ xây dựng nên “kho” và “giá để hàng” để trẻ có thể sắp xếp những tư liệu quan trọng vào trong đó một cách có trật tự, ngăn nắp và mạch lạc, từ đó giúp khả năng ghi nhớ của trẻ được lâu bền và tiện cho việc sử dụng.
Ví dụ, khi cần ghi nhớ một địa điểm quan trọng nào đó cần phải ghi khắc vào trong não hình tượng chung và phương vị của nó trên bản đồ; ghi nhớ một địa danh mới cần phải sử dụng ký hiệu đánh dấu nó trên bản đồ đồng thời cần xâu chuỗi các thông tin lại với nhau như địa danh ấy nằm ở tỉnh nào, ở hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam hay hướng Bắc, có gần sông, biển hay hồ nào không, có tuyến đường sắt nào chạt qua không… Như vậy sẽ rất dễ nhớ. Hoặc khi muốn trẻ học thuộc bài ca của một triều đại nào đó cần để trẻ ghi nhớ bảng ghi các triều đại. Khi ghi nhơ một sự kiện lớn nào đó cần đặt nó vào một tiến trình lịch sự để ghi nhớ, ví dụ sao chổi Halley 76 năm mới xuất hiện một lần, lần trước là vào năm 1910, lần này là vào năm 1986. Như vậy, chúng ta sẽ ghi nhớ rất lâu.
Khả năng ghi nhớ cần phải được nhắc nhở thường xuyên. Vì vậy, để tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ, các bậc cha mẹ cần áp dụng nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau như kể lại cho trẻ nghe nhiều lần (phương pháp ghi nhớ bằng trần thuật nhiều lần), làm bản ghi chép (phương pháp ghi nhớ theo bảng biểu), đọc văn (phương pháp ghi nhớ thông qua việc đọc). Ngoài ra, nhằm giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn, có thể dùng tới các phương pháp ghi nhớ thú vị hơn, ví dụ có thể viết thành một bài ca chẳng hạn.