Ngăn ngừa thai đạp bất thường
Chỉ khi bé gặp phải những kích thích lạ, mới xuất hiện thai đạp bất thường, vì thế nên ngăn ngừa hiện tượng này:
- Khi mẹ bị sốt cao, bé bị thiếu oxy, số lần thai đạp sẽ giảm.
- Khi phần bụng của mẹ bị tổn thương nghiêm trọng, thai nhi sẽ đột nhiên đạp nhiều. Vì thế, mẹ cần chú ý an toàn, tránh vận động mạnh, ít đến chỗ đông người.
- Nếu mẹ có bệnh cao huyết áp, bị thương bên ngoài, hoặc chịu đựng lên áp lực tử cung, thai nhi sẽ đạp mạnh và nhiều, sau đó sẽ nhanh chóng dừng lại. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn giữa thai kỳ. Mẹ mắc bệnh cao huyết áp cần đi kiểm tra định kỳ, căn cứ vào lời khuyên của bác sỹ để điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp. Ngoài ra, cần tránh bị kích thích hoặc bị thương.
Cũng có một trường hợp là đột nhiên thai đạp nhanh, gấp, sau đó dừng, đó có thể do xuất hiện hiện tượng tràng hoa quấn cổ hoặc tràng hoa xoắn lại với nhau, khiến thai nhi thiếu oxy, cho dù thai đạp bất thường kiểu nào cũng nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Hỏi đáp khám thai tuần 16
Hỏi: Thai nhi đạp hai ngày, sang ngày thứ ba lại không đạp nữa, vậy có vấn đề gì không?
Đáp: Giai đoạn đầu tiên khi thai đạp có thể không có quy luật, ngày thứ ba không thấy thai đạp có thể là do thai muốn yên tĩnh và không có tác động nào mạnh, vì thế mẹ không cảm nhận được. Lúc này nên lắng nghe tim thai, nếu tim thai vẫn bình thường thì không cần lo lắng, có thể ngày hôm sau thai sẽ đạp lại.
Có cần kiểm tra bệnh Đao cho thai nhi?
Đao là căn bệnh do đột biến nhiễm sắc thể tạo nên, có thể khiến thai nhi dị tật, khả năng vận động, ngôn ngữ, trí tuệ chậm phát triển. Đa số trẻ mắc bệnh Đao đều kèm theo các chứng bệnh phức tạp khác như: bệnh tim, bệnh truyền nhiễm, thị lực và thính lực kém, hơn nữa không thể tự lập trong cuộc sống.
Thông thường, thai phụ dưới 35 tuổi nên tiến hành kiểm tra bệnh Đao cho thai nhi vào tuần 14 – 20, nếu qua giai đoạn này thì có thể phải trực tiếp lấy mẫu ở nước ối để xét nghiệm. Thai phụ 35 tuổi hoặc trên 35 tuổi, thai phụ có tiền sử sinh nở bất thường đều cần đến bác sỹ sản khoa xem có cần làm xét nghiệm nước ối không.
Đương nhiên, nếu cha mẹ có quyết tâm, cho dù kết quả thế nào cũng giữ bé lại thì không cần làm cũng được. Vì thời gian chờ đợi kiểm tra nước ối lâu, rất dễ làm cho thai phụ trở nên lo âu, căng thẳng.
Bản Test bệnh Đao cho thấy điều gì?
Kiểm tra xét nghiệm thai nhi có bị Đao hay không thường hơn 1 tuần mới có kết quả. Tuần này, thai phụ sẽ có tâm lý lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, các bạn nên thả lỏng tinh thần vì tỷ lệ các bé bị mắc bệnh này không cao.
Kết quả kiểm tra bệnh Đao sẽ biểu thị bằng mức độ nguy hiểm, khi giá trị của mức độ nguy hiểm thấp dưới 1/270 thì tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Đao khá thấp, tương đối an toàn, ngược lại thì có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, cho dù có nguy cơ cao mẹ cũng không nên quá lo lắng, có thể tiến hành xét nghiệm nước ối lần nữa để đánh giá mức độ nguy hiểm. Kết quả kiểm tra nước ối có thể lâu hơn, khoảng 3 tuần. Chọc dò nước ối rất nguy hiểm, dễ dẫn đến xảy thai, vì thế mẹ nên xem xét thận trọng.
Xem thêm: