Trong thời gian từ tuần 28-36, thai phụ cần khám thai 2 tuần/lần để biết tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nội dung chủ yếu vẫn là đo sự to lên của xương chậu, nghe tim thai, kiểm tra ngôi thai. Đẻ không đau có thực sự không đau? Đẻ không đau thực ra là một thủ thuật giảm đau khi sinh, khiến cho cơn đau giảm hoặc biến mất, bao gồm: gây tê giảm đau… Đẻ trong tiếng nhạc, đẻ trong nước,… cũng là cách đẻ giảm đau. Cần hiểu rằng, đẻ không đau không phải là sẽ hoàn toàn không đau, mà chỉ giảm đau được một chút, cho dù dùng phương pháp đẻ không đau nhưng vẫn sẽ cảm nhận được cơn đau.
Trong các phương pháp đẻ không đau, phương pháp gây tê giảm đau có hiệu quả hơn cả. Kỹ thuật này đã thịnh hành khắp thế giới, đó chính là phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Bác sỹ sẽ tiêm vào sau lưng mẹ thuốc gây tê. để giảm cảm giác đau cho mẹ. Khi thai phụ bắt đầu chuyển dạ, cửa tử cung mở khoảng 1 – 3cm, mới tiến hành kỹ thuật này. Sau khi tiêm thuốc lần đầu, thuốc sẽ ngấm vào cơ thể đến khi cửa tử cung mở hết thì không cần tiêm thuốc nữa, để cho thai phụ dùng áp lực bụng cộng với tử cung co thắt giúp thai nhi chui ra ngoài. Trong quá trình này, người mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng tử cung co thắt.
Hỏi đáp khám thai tuần 35 – 36
Hỏi: Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp thai phụ đau khi đẻ, có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đáp: Liều lượng gây tê rất ít, hơn nữa cả bác sỹ sản và bác sỹ gây mê liên tục đứng bên cạnh quan sát, vì thế tỷ lệ xảy ra nguy hiểm là rất nhỏ. Tuy nhiên cần chú ý là huyết áp của mẹ sẽ giảm, có thể ảnh hưởng đến khẳ năng cung cấp máu cho bào thai.
Dưới đây là những hình ảnh kết quả khám thai của Mẹ Vân tại bệnh viện Vinmec tuần 36
Kết quả siêu âm của Mẹ Vân tại bệnh viện Vinmec tuần 36
Phiếu khám ngoại trú của Mẹ Vân tại bệnh viện Vinmec tuần 36
Xem thêm: