Tại sao phải cần đến hai loại thẻ chính và phụ?
Mục đích để trẻ có thể xem chữ nhiều lần, tìm được chữ kể cả khi chữ “chuyển nhà” sang chỗ khác. Bạn cũng nên đề phòng việc trẻ không xem chữ mà chỉ xem vị trí của đồ vật và vị trí treo chữ để đoán chữ. Khi trẻ học chữ, việc xem rõ chữ và liên hệ hình dạng chữ với cách đọc của chữ là vô cùng quan trọng.
Khi dạy trẻ học chữ, chúng ta chưa cần giải thích cụ thể ý nghĩa của chữ, chỉ cần trò chơi thú vị, thu hút được sự chú ý, giúp tinh thần trẻ hăng hái, trẻ xem rõ hình dạng chữ, đọc chuẩn, đọc to rõ ràng là đã thành công. Tuyệt đối tránh giảng giải nhiều, vì trẻ không cần hiểu sâu, tránh việc hỗn loạn trong ghi nhớ cách đọc.
Có một giáo viên tiểu học rất thích đứa trẻ hai tuổi đã biết chữ của nhà hàng xóm. Một hôm khi dạy trẻ học chữ “tóc”, cô giáo đùa trẻ: “Tóc là lông trên đầu cháu đấy”. Không ngờ sau đó khi mẹ hỏi chữ “tóc”, lúc thì cháu chỉ chữ “đầu”, lúc thì chỉ chữ “lông”, lúc thì chỉ chữ “tóc”. Một ví dụ khác, Tiểu Xuyên hai tuổi đã nhận biết được mấy chục chữ, trong đó có chữ “mèo”. Khi bà nội dạy bé tiếng mèo kêu “meo”, thì bé lại đọc thành “mèo”. Bà nội liền bảo: “Không phải là mèo, mà là meo”. Bé cũng bắt chước theo: “Không phải là mèo, mà là meo”. Không ngờ, sau đó mỗi lần ôn lại chữ “meo”, bé đều nói: “Không phải là mèo, mà là meo”. Bà nội giải thích cho bé thế nào cũng không được. Có thể thấy, khi trẻ em học chữ thì ấn tượng đầu tiên và âm đầu tiên vô cùng quan trọng, trẻ cần nhất là ấn tượng rõ ràng về âm của chữ, hình của chữ, còn nghĩa của chữ thì hoàn toàn có thể lĩnh hội được trong cuộc sống, trong giao tiếp và khi đọc sau này, chúng ta không cần phải lo lắng việc trẻ không hiểu.
Cho trẻ học cùng thẻ chữ
Cũng có thể dùng thẻ chữ mua sẵn, một mặt có chữ một mặt có hình, nhưng không được dùng loại có cả chữ và hình trên cùng một mặt. Khi hai vật kích thích cùng tác động đồng thời lên thị giác và đại não của trẻ, trẻ sẽ bị phân tán sự chú ý, ấn tượng sẽ trở nên mơ hồ. Hơn nữa sau khi sinh ra, trẻ sớm nhạy bén với đồ vật (hình là phác họa của vật), nên hình ảnh dễ thu hút sự chú ý của trẻ hơn chữ viết. Nếu chữ viết và hình ảnh để cùng một mặt thì trẻ sẽ không nhìn chữ, khi đó việc đọc chữ sẽ không còn ý nghĩa.
Nên tách rời việc nhận biết hình và nhận biết chữ của trẻ, tuy nhận biết cả hai thứ đều rất quan trọng. Nhưng thà không nhận biết hình còn hơn không nhận biết chữ, bởi vì vật thật có hình biểu thị ở khắp nơi trong cuộc sống, trừ những vật quý hiếm ra, thông thường trẻ có thể bắt gặp chúng ở bất kỳ đâu. Trẻ sẽ không thể “mù về sự vật” được. Nhưng nếu làm lỡ mất việc học chữ sớm, sau này bạn sẽ mất rất nhiều công sức, thậm chí có thể một người “mù chữ” hoặc “bán mù chữ” mới.
Nghệ thuật chính trong dạy trẻ là biến những việc trẻ nên làm thành trò chơi.
Thời điểm thích hợp nhất để trẻ học bất cứ việc gì là khi trẻ muốn và có hứng thú làm.
Lockerbier