Làm thế nào để dạy trẻ trên ba tuổi học chữ?

Trẻ từ hai tuổi rưỡi đến ba tuổi thường không thích học chữ

Nhất là những trẻ dưới ba tuổi chưa hình thành “thói quen học chữ” hoặc chưa bao giờ học chữ, hay những trẻ tuy đã được học chữ nhưng chưa bao giờ đọc sách. Khi đó, đa số trẻ trong độ tuổi này không thể tập trung chú ý, khó ngồi yên, chúng coi học chữ là việc đáng sự. Trẻ thường làm cho bố mẹ bất lực trong việc dạy chữ đành phải từ bỏ mọi cố gắng, đợi khi trẻ lên tiểu học sẽ có thầy cô giáo dạy bảo. Cũng vì nguyên nhân đó mà một số trẻ sau này khó hứng thú với việc đọc sách và khó hình thành thói quen tự học.

Chúng tôi gọi tâm lý “chán học” khi trẻ lên ba tuổi đó là “trở ngại lên ba tuổi”. Đó là biểu hiện tâm lý xuất hiện khi trẻ ngày càng phát triển, là một phản ứng của “thời kỳ khó bảo”. Giai đoạn ba tuổi là giai đoạn trẻ sơ sinh quá độ lên giai đoạn trẻ nhỏ, khả năng vận động tăng lên rõ rệt, tri thức rộng hơn, ý thức về bản thân phát triển, nguyện vọng hoạt động độc lập cũng nhanh chóng được biểu hiện, đây còn gọi là giai đoạn “cai sữa lần hai”. Trong giai đoạn này, một số trẻ đi nhà trẻ, có thể tự do ra ngoài chơi, chúng bị thu hút bởi những trò chơi phong phú đa dạng, thường từ chối sự chỉ đạo và sự bao bọc của cha mẹ. Có thể nói đó là do “thời kỳ vô thức” tiến lên “thời kỳ hứng thú và có xu hướng tự lập”, là hiện tượng bình thường phù hợp với quy luật trưởng thành của trẻ. Hiện tượng này đặt ra yêu cầu càng cao với giáo dục.

Ở trường Sa, Hồ Nam có bà mẹ hết lòng chăm sóc và nuôi dạy cho đứa con gái hơn hai tuổi Lưu Mị. Bé thông minh khoẻ mạnh, ngây thơ hoạt bát, nên việc rèn luyện trí lực cho bé rất thuận lợi. Hàng ngày, mẹ dạy bé khoảng 10 phút. Khi ba tuổi, Lưu Mị biết một nghìn chữ mẹ đẻ, đọc lưu loát truyện cho trẻ em, nhớ được 40 từ đơn tiếng Anh, có thể đếm miệng và đếm tay đến một trăm, có thể giải những phép tính trong phạm vi 20. Nhưng khi vừa tròn ba tuổi, do mẹ đi công tác, nên suốt cả một tuần Lưu Mị chỉ có chơi. Khi mẹ về, bé không còn nghe lời mẹ nữa. Cứ nghe mẹ nhắc đến “học” là bé bỏ chạy. Nếu ép bé học thì hiệu quả sẽ rất thấp. Mẹ bé lo lắng, buồn phiền nghĩ đến công lao từ trước tới nay giờ đổ hết xuống sông xuống biển.

Làm thế nào để khắc phục “trở ngại tuổi lên ba?”

Điều quan trọng là nội dung giáo dục cho trẻ trên ba tuổi phải phong phú, phương thức phải đa dạng, việc học chữ phải được trò chơi hóa và dần đưa hứng thú bên ngoài trong hoạt động học chữ thời kỳ sơ sinh (hứng thú về phương thức hoạt động) vào hứng thú bên trong đối với chữ viết và đọc sách, để thích ứng với nhu cầu phát triển tâm lý của trẻ. Chỉ cần sáng tạo ra nhiều thể loại trò chơi học chữ thú vị hơn so với thời kỳ trẻ sơ sinh và giúp trẻ bước vào “thế giới đọc” thì trẻ có thể vượt qua được “trở ngại khi lên ba tuổi”, phát triển lòng ham học hỏi và ý chí phấn đấu.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!