Những ưu điểm của chữ viết tham gia vào các trò chơi của trẻ em

Trò chơi của trẻ có thêm chữ viết

Nếu trong trò chơi có sự tham gia của chữ viết, thì khi trẻ tập trung chú ý, tiếp xúc với những chữ viết này, trẻ hoàn toàn có thể từng bước ghi nhớ. Lâu dần, trẻ sẽ biết chữ. Quá trình trẻ nghe hiểu, nói qua trò chơi cũng như vậy, nghe nhiều, nói nhiều tự nhiên trẻ sẽ nhớ được cách phát âm, hiểu được ngôn ngữ. Việc nói chuyện phức tạp còn có thể học được qua trò chơi, thì sao một số lượng ít chữ viết lại không thể?

Trong trò chơi xuất hiện những chữ viết quan trọng, không những trẻ ghi nhớ tương đối nhanh, mà qua việc học chữ, ấn tượng và cảm nhận của trẻ về trò chơi cũng càng thêm sâu sắc. Ví dụ trẻ học được chữ “bơi” trong khi chơi với nước, sau này cứ khi nào nhìn thấy chữ “bơi”, trẻ sẽ liên tưởng đến lúc đi bơi, thậm chí nhớ lại động tác chân tay trong nước như thế nào, bọt nước bắn bốn phía ra sao. Hoặc khi chơi trò “tìm đôi cho thẻ màu”, trẻ học được các chữ “đỏ”, “vàng”, “xanh da trời”, “xanh lá cây”, như vậy đã có thêm chỗ dựa để ghi nhớ màu sắc. Dần dần, trẻ sẽ giống như người lớn, khi nhìn thấy chữ “tên màu nào” trong đầu sẽ xuất hiện biểu tượng màu đó. Điều này rất có lợi để đạt được mục đích của trò chơi? Cho nên viết cũng có thể giống như nói sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai của não người.

Có đứa trẻ hai tuổi khi xem tàu hỏa cùng bố, nghe thấy bố nói: “Tàu đến rồi, xinh xịch, xinh xịch, tàu lại chạy rồi”. Khi xem xong bố dạy bé ba chữ “hoả”, “tàu”, “chạy”. Không ngờ, sau đó mỗi lần ôn lại ba chữ này, bé đều vui vẻ nói: “Tàu đến rồi, xinh xịch, xinh xịch, tàu lại chạy rồi”. Đó chính là ví dụ thực tế sinh động về việc học chữ trong trò chơi thúc đẩy phát triển ngôn ngữ nói.

Các trò chơi của trẻ diễn ra hàng ngày, nên việc học chữ qua trò chơi cũng thường xuyên như vậy. Thường xuyên học chữ, mỗi lần vài phút, sẽ có lợi cho việc tạo lập thói quen hỏi chữ nhận biết chữ của trẻ và hình thành thói quen đọc ở trẻ. Khi hình thành thói quen này, thì về việc học chữ của trẻ không còn đáng lo ngại nữa, hứng thú đọc của trẻ cũng được khơi dậy. Hứng thú và thói quen học chữ, học đọc còn đáng quý hơn bản thân việc học chữ, nó làm cho trẻ thích tìm tòi, học hỏi. Có trẻ ba, bốn tuổi đã biết dùng từ điển. Bé Tiểu Quỳnh khi chơi xếp hình muốn xếp một cung điện, bỗng bé hỏi bố hai chữ “cung điện” viết như thế nào, trong cung điện có công chúa không, chữ “công chúa” viết ra sao. Trò chơi chính là con đường lý tưởng nhất để học chữ sớm.

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ và tư duy nếu bắt đầu muộn sẽ không hiệu quả và khó thay đổi được tình trạng này. Tác dụng của biết chữ biết đọc sớm không đơn giản là đợi đến những bài học ngữ văn tiểu học, về cơ bản nó sẽ ảnh hưởng đến tố chất tấm lý và hiệu quả học tập khi trưởng thành của trẻ.

Dennis Steinberg

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!