Con người thực sự phải nhận thức lại trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên ước tính lại tiềm năng to lớn của trẻ
Engels trong cuốn “Phép biện chứng tự nhiên” đã từng chỉ ra rằng, “…Lịch sử phát triển của thai nhi trong bụng mẹ chỉ giống như hình ảnh thu nhỏ trong lịch sử phát triển cơ thể mấy triệu nam được bắt đầu từ loài côn trùng của tổ tiên động vật chúng ta, sự phát triển tinh thần của trẻ nhỏ là hình ảnh thu nhỏ trong sự phát triển trí tuệ và năng lực của tổ tiên động vật, chí ít là loài động vật gần chúng ta nhất”. Tại sao từ vượn đến người, giới tự nhiên đã phải trải qua hàng triệu năm, nhưng những em bé mới chào đời có trình độ tâm lý chỉ ngang tầm với loài động vật phát triển thành con người hiện đại lại chỉ cần khoảng 10 năm? Đây là một vấn đề về nhân loại học.
Quá trình tiến hóa của loài người là sự lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn như sau: di truyền – trải nghiệm – thích ứng – biến đổi – lưu giữ – di truyền – trải nghiệm – thích ứng – biến đổi – lưu giữ… Thế hệ con cháu có được gen di truyền của hai bên từ sự kết hợp của đời bố mẹ, vì vậy gen di truyền đó đã sản sinh ra sự thay đổi lần một, do đó mà con trẻ lớn lên không hoàn toàn giống bố mẹ. Sau nữa, thai nhi chịu ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài tử cung, sau khi chào đời lại chịu ảnh hưởng của cả quá trình trải nghiệm, thích ứng với môi trường (bao gồm môi trường giáo dục và thực tiễn cuộc sống), lại tiếp tục biến đổi lần nữa, và lưu giữ sự thay đổi này trong cơ thể. Rồi những nam nữ thanh niên mang trong mình sự thay đổi này, yêu nhau và kết hôn, tiếp tục sinh con đẻ cái và di truyền lại cho thế hệ sau tố chất của mình… Như vậy, không khó để chúng ta có thể tưởng tượng ra rằng, mỗi một thai nhi, một em bé sơ sinh hay một trẻ nhỏ được tiếp nhận tiềm năng di truyền rất lớn. Di truyền trực tiếp là tố chất tiềm ẩn mà bố mẹ hai bên dành cho, còn di truyền gián tiếp lại là sự di truyền và nhân tố biến dị của cả nhân loại lưu giữ qua hàng triệu năm, đặc biệt là việc tiếp nhận quá trình tiến hóa lâu dài của nhân loại đã tích lũy vốn số khả năng thích ứng, đây là kho báu trí tuệ mà nền giáo dục của chúng ta ngày nay không thể nào khai thác hết.