Vừa đi bộ vừa suy nghĩ
Khi đi dạo, bạn hãy cố gắng cho trẻ đi ở nhiều loại đường khác nhau chứ đừng để trẻ lúc nào cũng chỉ đi ở những mặt đường bằng phẳng. Chúng ta cần luyện tập cho trẻ có thể giữ thăng bằng và đi được ở bất kỳ loại đường nào như đường gồ ghề, đường dốc, đường đá dăm… Hơn nữa, khi trẻ đã đi học, trẻ phải biết vừa đi vừa cầm ô. Khi trẻ đã lớn, thì dù ngày mưa, bạn vẫn nên cho trẻ cầm ô đi dạo. Tuy nhiên, để trẻ cầm được ô suốt quãng đường dài, cánh tay cần phải có lực nên đột nhiên bắt trẻ cầm, trẻ cũng không thể cầm lâu được. Lúc đầu, bạn hãy cho trẻ làm quen với việc tự mình xách giỏ đựng đồ chơi ra công viên và vừa đi vừa cầm một đồ vật nào đó.
Trong khi đi dạo, bạn cũng hãy dạy trẻ về luật giao thông. Bạn hãy dạy cho trẻ cặn kẽ từng điều một như khi đi bộ thì đi phía bên phải, nếu có đèn đỏ phải dừng lại, nếu đèn xanh thì đi nhanh qua đường, nếu có người đi về phí mình thì nhanh chóng tránh sang một bên… Khoảng thời gian đi dạo phụ thuộc vào thể lực của trẻ như lý tưởng là đi lâu và cự li dài. Bạn hãy nghĩ câu chuyện để nói và chọn đường để trẻ có thể vui vẻ đi bộ.
Khi trẻ đã đi bộ tốt rồi, bạn hãy tập cho trẻ vừa đi vừa nhìn tín hiệu đèn, hoặc bảng hiệu trên đường…
Tìm hiểu về não bộ – Luyện tập để trẻ đi bộ với tốc độ nhất định
Khi đi bộ, bạn hướng dẫn cho trẻ quan sát bên trái, bên phải, phía trước và mặt đất phía dưới để trẻ tránh các chướng ngại vật. Bạn giúp trẻ cố gắng đi đến đích mà không thay đổi tốc độ. Nếu trẻ đi với tốc độc chậm, có nghĩa là thùy trán chưa làm việc tốt. Bạn hãy luyện tập cho trẻ nhiều lần để giữ được tốc độ ổn định khi đi bộ.
Tận dụng việc đi dạo
Giúp trẻ vừa đi bộ vừa ghi nhớ về cảnh vật xung quanh
Những thông tin trẻ nhìn thấy khi đi bộ sẽ được ghi nhớ ở phần gáy và trở thành tri thức. Bằng cách cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát xem nhìn thấy cái gì, dần dần trẻ sẽ nhớ được đường đi dạo và luật giao thông.
Việc giúp trẻ nhớ được cảnh vật xung quanh khi đi dạo cũng là một nhiệm vụ quan trọng của mẹ khi dạo cùng trẻ.