Luyện tập giúp trẻ cử động từng ngón tay
Để sử dụng các đầu ngón tột cách linh hoạt, trẻ cần biết cử động từng ngón tay một. Trò chơi Oằn tù tì với các cách xòe tay như nắm đấm, cái kéo, tờ giấy sẽ giúp trẻ luyện tập cử động năm ngón tay một cách có ý thức. Lúc đầu, bạn hãy dạy cho trẻ cách xòe tay thành hình nắm đấm, cái kéo, tờ giấy rồi cho trẻ xem hình dáng xòe tay. Nếu đã làm được tốt các hình nắm đấm, hình cái kéo, hình tờ giấy, trẻ sẽ biết cách ra nhiều hình khác bằng tay. Khi trẻ đã có thể thực hiện bằng tay thuận, bạn hãy luyện tập tương tự ở tay còn lại cho trẻ.
Nếu trẻ đã nhớ được cách xòe tay và tên gọi tương ứng, bạn hãy kết hợp cả hai tay tạo nên nhiều hình dáng khác nhau. Sau khi ra cái kéo ở một tay, tay kia bạn ra nắm đấm chồng lên tạo thành hình “con ốc sên”, hay ra tờ giấy đặt lên trên nắm đấm tạo thành hình “chong chóng quạt” để trẻ vừa tưởng tượng vừa tạo ra nhiều hình dạng khác nhau. Khi qua 3 tuổi, trẻ sẽ có thể chạm được ngón cái và ngón út vào nhau. Nếu định ra cái kéo, trẻ cần gập các ngón tay khác vào một chút. Dù đã cầm được bút hay đũa nhưng đến 3 tuổi, vẫn có nhiều cử động tay mà trẻ chưa làm được nên bạn hãy luyện tập đi luyện tập lại cho trẻ nhiều lần.
Bằng cách nhớ đồng thời hình dáng tay và ý nghĩa của nó, trẻ sẽ dần ghi nhớ được cách biểu diễn đồ vật bằng ngón tay.
Tìm hiểu về não bộ – Rèn luyện vận động để sử dụng dụng cụ
Chúng ta cố gắng rèn luyện để trẻ có thể ra nắm đấm, cái kéo, tờ giấy bằng tay trái hoặc tay phải. Đây là bài tập để trẻ có thể sử dụng từng ngón tay một và dần biết sử dụng các dụng cụ. Việc sử dụng dụng cụ chính là để làm ra một cái gì đó. Ngoài ra, bạn hãy dạy cho trẻ về ý nghĩa, nắm đấm thể hiện hòn đã, xòe tay ra thể hiện tờ giấy, hai ngón tay giờ lên thể hiện cái kéo để trẻ dần hiểu ra khái niệm rằng tờ giấy bọc được hòn đá nên ra nắm đấm là thua tờ giấy.