Không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc là điều kiện rất quan trọng để nâng cao trí tuệ và năng lực cho trẻ. Trong gia đình tôi, trên có người già, dưới có con trai, con dâu và cháu nội, có việc gì là cả nhà lại cùng bản bạc, kính già yêu trẻ, để trẻ được sống trong môi trường vui vẻ, hòa thuận. Môi trường sống như vậy khiến tính cách của trẻ vui vẻ, hoạt bát, thoải mái chuyện trò, thổ lộ tâm tư với người lớn.
Một căn nhà ngăn nắp không chỉ thỏa mãn yêu cầu về vệ sinh mà còn có thể bồi dưỡng cảm quan thẩm mỹ cho trẻ. Mỗi lần tôi dọn dẹp nhà cửa xong, tôi đều hỏi Thụy Đông: “Cháu thấy thế nào?” Câu trả lời của cháu luôn là: “Đẹp tuyệt ạ!” Hai bà cháu tôi thường cùng nhau dọn dẹp, cháu sắp xếp đồ chơi và sách của mình, tôi quét dọn phòng của tôi. Đôi khi cháu còn giúp tôi lau bàn và chân ghế. Mỗi lần xong việc, tuy đôi lúc cảm thấy hơi mệt, nhưng niềm vui của hai bà cháu thật không sao kể xiết.
Tôi rất coi trọng việc tự rèn luyện và làm gương cho các cháu. Khi hai đứa cháu nội tôi chào đời chưa được bao lâu, tôi nói với bố mẹ các cháu: “Các con sinh được con trai là điều đáng mừng, nhưng các con không còn được tự do như trước nữa. Từng lời nói, cử chỉ của các con sẽ ảnh hưởng đến bọn trẻ”. Giáo dục bằng việc tự mình rèn luyện và làm gương là giáo dục không lời, tác dụng cú nó lớn hơn nhiều sơ với giáo dục bằng ngôn ngữ. Tôi và ông nội các cháu thường rất chuyên tâm đọc sách hoặc viết bài trong phòng riêng. Những lúc đó, Thụy Đông ngồi một chôc tự suy nghĩ choie trò ghép gõ thành đủ các hình thù khác nhau, như máy giặt, ôtô… Sau khi cháu nhận biết được một số mặt chữ, những lúc chúng tôi đọc sách, cháu cũng ngồi bên cạnh xem sách. Khi được năm tuổi, cháu đã có thể tập trung ngồi đọc sách trong hơn một tiếng đồng hồ, không cử đụng, có khách đến chơi nói chuyện cũng không ảnh hưởng đến khả năng tập trung của cháu.
Tư tưởng giáo dục phải thống nhất, yêu cầu và giáo dục của cả gia đình đối với trẻ phải đồng nhất. Cách một khoảng thời gian tôi lại đưa ra một yêu cầu hoặc sữa chữa một khuyết điểm nào đó cho Thụy Đông. Trước khi đưa ra vấn đề, tôi và ông nội cháu đều bản bạc kỹ, phải yêu cầu, chấp hành và kiểm tra cháu như thế nào, sau đó hỏi với cháu và giảng giải cho cháu biết tại sao lại làm như vậy. Cháu rất vui vẻ tiếp nhận và thể hiện quyết tâm cao.
Người lớn cần đối xử với trẻ một cách bình đẳng và tôn trọng trẻ. Tuy còn nhỏ nhưng trẻ đã có lòng tự trọng nhất định. Trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta tuyệt đối không được có những hành động, lời nói làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, nếu không trẻ sẽ trở nên rất bướng bỉnh, việc dạy dỗ sẽ gặp nhiều khó khă. Nếu yêu cầu của cháu hợp lý, chúng tôi cố gắng đáp ứng; nếu không hợp lý chúng tôi sẽ giảng giải cho cháu hiểu chứ không chỉ đơn giản nói hai từ “không được”. Thụy Đông hay hỏi, một ngày cháu đưa ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Đối với những câu hỏi của cháu, chúng tôi hết sức kiên nhẫn trả lời; nếu chưa trả lời được, sẽ nói với cháu: “Ông bà nội không biết, để ông bà đi xem sách hoặc hỏi người nhé!” Chúng tôi cũng không bao giờ ép cháu làm những việc mà cháu không thích, bởi vì chắc cháu sẽ không hoàn thành tốt. Nếu thực sự cần cháu phải làm việc đó, chúng tôi nhất định sẽ nói rõ lý do và đa phần cháu luôn chấp nhận.