Một số kinh nghiệm khi dạy Dịch Thần học chữ

Kinh nghiệm dạy bé học chữ

Trong quá trình dạy con trai học chữ, chúng tôi đã nhiều lần thử nghiệm và tìm tòi, từ đó rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

Cố gắng liên hệ chữ với đồ vật thật, bởi khi có sự cảm nhận sâu sắc về hình ảnh, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến chữ có nghĩa tương ứng

Khi cho cháu uống sữa dạy chữ “sữa”, khi cho cháu ăn hoa quả, dạy cháu chữ “táo”, “chuối”, “lê”; người thân hay bạn bè đến nhà chơi, dạy cháu chữ “cô”, “chú”; khi đưa cháu đi chơi, dạy cháu chữ “đường”, “cửa hàng”, “phố”, “cây”. Người lớn phải kiên trì dạy trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ có thể nhận biết sự vật mới và các từ ngữ tương ứng. Ví dụ, có một buổi tối đột nhiên mất điện, chúng tôi liền thắp nến, bà ngoại lập tức viết chữ “cây nến” để dạy cháu, như vậy cháu vừa có thể biết được từ ghép, vừa có thể nhớ được cây nến trông như thế nài. Phương pháp dạy chữ trên rất có lợi trong việc nâng cao khả năng nhận biết sự vật và khả năng biểu đạt của trẻ. Khi bé Dịch Thần còn chưa biết nói, có lần chú thím cháu đưa anh họ đến nhà chơi, lúc người lớn đang ngồi nói chuyện bỗng thấy bé Dịch Thần bò đến nhét vào tay anh họ một vật gì đó, giở ra xem hóa ra đó là tấm thẻ có ghi chữ “anh trai”. Cháu lại tìm trong đống thẻ lấy ra chữ “thím” đưa cho thím của cháu, như vậy cháu đã hoàn thành phần “chảo hỏi” rất lịch sự trước sự ngạc nhiên của chúng tôi.

Khi Dịch Thần còn chưa biết nói, chúng tôi hướng dẫn cháu dùng động tác mô phỏng âm để nhận mặt chữ

Lúc chưa được một tuổi, chúng tôi dạy cháu “đầu, chân, tai, mắt, mồm, răng…” và bảo cháu chỉ ra chính xác các bộ phận tương ứng trên cơ thể; học các động từ “vẫy, vỗ, sờ…”, chúng tôi dạy cháu làm các động tác tương ứng; cho cháy xem các chữ “khóc, cười, gọi…” cháu có thể giả vờ khóc, cười và hét vang để thể hiện; cho cháu xem các chữ “vịt, gà, mèo, hổ, chó…”, cháu liền giả tiếng kêu của các con vật này; còn các chữ như “máy bay, ô tô, xe máy”, cháu đều có thể dùng các động tác và âm thành khác nhau để mô phỏng. Làm như vậy, trẻ vừa có thể nhớ lâu, lại vừa tăng thêm hứng thú học chữ cho trẻ.

Trong nhà treo các bài hát thiếu nhi, các bài thơ, và thường xuyên đọc cho trẻ nghe, phương pháp này giúp trẻ học chữ rất hiệu quả

Khi Dịch Thần được sáu tháng tuổi, chúng tôi dán hơn 50 bài hát thiếu nhi trên tường và tủ ở các phòng thường xuyên đọc cho cháu nghe. Khi được một tuổi, cháu đã có thể phân biệt rõ tất cả các bài hát thiếu nhi này, chúng tôi đọc bất kể bài hát nào, cháu đều có thể giơ tay chỉ ra chính xác.

Khi chúng tôi dạy cháu chữ, nếu đó là những chữ đã xuất hiện trong các bài hát thiếu nhi, cháu học thuộc ngay, thậm chí không dạy cháu cũng biết, bởi khi đọc đi đọc lại lời bài hát thiếu nhi, cháu đã ghi nhớ được những chữ này. Ví dụ, chúng tôi dạy cháu chữ “năm”, cháu lập tức chỉ ra được chữ “năm” trong câu “Năm mới đã đến”. Lần đầu tiên chúng tôi cho cháu xem tấm thẻ chữ “đẹp”, “ổn”, “ếch”, chưa cần chúng tôi nói, cháu đã đọc ra trước, khi chúng tôi còn đang ngạc nhiên, cháu lại tìm các chữ “xinh đẹp”, “ồn ào”, “ếch xanh” trong các bài hát thiếu nhi rồi giơ lên cho chúng tôi xem. Cứ như vậy, khi được 14 tháng tuổi, Dịch Thần đã nhận biết hết các chữ xuất hiện trong những bài hát thiếu nhi này. Bài hát thiếu nhi đã trở thành công cụ quan trọng để chúng tôi dạy cháu học chữ. Hiện nay, các bài hát thiếu nhi trên tường đã thay đến lần thứ ba, ngoài ra còn thêm 20 bài thơi Đường, Dịch Thần cũng có thể đọc thuộc lòng những bài hát và bài thơ này bằng giọng nói ngọng nghịu dễ thương của mình.

Phương pháp dùng chữ đã biết, dạy chữ mới cũng rất hiệu quả

Khi cháu biết được hơn 1000 chữ, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc tìm ra chữ mới, vì cháu mới chỉ hơn 1 tuổi, có một số sự vật chúng tôi không biết sử dụng hình ảnh nào nên rất khó truyền đạt cho cháu hiểu. Do đó, chúng tôi liền sử dụng phương pháp dùng chữ đã biết để dạy chữ mới. Ví dụ: Cháu biết được chữ “quốc”, chúng tôi sẽ dạy cháu các từ “quốc gia, tổ quốc, quốc kỳ, quốc huy”, như vậy cháu sẽ ghi nhớ được những chữ khác. Chẳng hạn, từ những chữ cháu đã từng học như “mặt”, ‘truyện’, ‘cười”, chúng tôi sẽ ghép thành các từ “mặt cười, truyện cười”; hoặc các cụm từ như “Báo Tân Dân buổi chiều”, “hổ đi sói đến”… chúng tôi đều dạy theo phương pháp này. Chẳng bao lâu, cháu có thể tự đọc từ, đọc câu trên báo, trong sách. Còn nhớ khi cháu vừa tròn một tuổi, tự cầm bình sữa uống, đang uống, cháu giơ bình sữa lên chỉ vào bốn chữ in nổi trên bình sữa, và đọc to từng chữ một: “bình, sữa, Hàng, Châu”. Thư của người bà con ở Đài Loan, chúng tôi dùng làm giáo cụ dạy cháu chữ “thư”, cháu cầm bức thư và đọc: “Trung Quốc, Hàng Châu, Triều Huy, Trịnh Nhất Hùng.” Chúng tôi ghép chữ đơn thành cụm từ, mỗi lần đọc hai chữ, ba chữ, thậm chí đọc mấy chữ liền, như vậy sẽ rèn luyện được khả năng phát âm của trẻ, khả năng đọc hiểu cũng được nâng cao. Vào một buổi sáng, lúc vừa tròn một tuổi rưỡi, cháu nằm trên giường nhìn trần nhà đọc một hơi bài hát thiếu nhi dài 48 chữ, chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Phương pháp dùng chữ đã biết, dạy chữ mới có nhiều tác dụng, trẻ không những học được chữ mới, ôn tập chữ cũ, mà còn có thể tiếp xúc với nhiều từ mới hơn làm vốn tri thức của trẻ phong phú hơn.

Trong quá trình dạy trẻ, bố mẹ không được thúc ép, nên lấy việc tạo hứng thú cho trẻ làm chính

Chúng tôi chỉ dạy cháu chữ khi cháu vui vẻ và phấn chấn. Một khi sự tập trung của cháu bị phân tán, tỏ ý không muốn học, chúng tôi dừng lại ngay, không ép buộc. Cùng với việc chúng tôi kiên trì chơi trò nhận mặt chữ với cháu, càng ngày cháu càng có hứng thú với việc học chữ, dễ tập trung hơn và thời gian học chữ cũng dài hơn. Đến giờ, việc học chữ đã trở thành trò chơi bé Dịch Thần thích nhất. Nếu chúng tôi hỏi cháu: “Dịch Thần có muốn chơi trò nhận mặt chữ không?” cháu sẽ mừng rỡ vỗ đôi tay xinh: “Muốn! Muốn!” và sẽ tự mình lấy chiếc giỏ đựng những thẻ chữ đổ lên trên chiếc bàn nhỏ, sau đó nhận từng mặt chữ và đưa cho chúng tôi. Chúng tôi đọc xong bài hát thiếu nhi treo trên tường, cháu sẽ hét lên: ‘Nữa! Nữa!” rồi bắt chúng tôi phải đọc hết bài này đến bài khác, cũng có khi chúng tôi đọc những bài hát thiếu nhi hoặc những bài thơ Đường không treo ở trên tường, cháu sẽ khua chân múa tay và hét lên: “Bà ngoai, viết chữ! Viết chữ!” có nghĩa là cháu muốn bà ngoại viết ra và dán lên tường. Đôi lúc, cháu quấy khóc, chúng tôi vỗ về: “Nhận mặt chữ nhé, đọc bài hát thiếu nhi nhé!” cháu sẽ lập tức nín và chuẩn bị để chơi trò nhận mặt chữ. Khi bế cháu ra phố, nhìn thấy những chữ đã học được ghi trên biển hiệu cửa hàng và trên các tấm biển quảng cái, cháu liền nhảy nhót reo hò, mừng rỡ lấy tay chỉ và đọc cho chúng tôi nghe. Với cháu, nhận mặt chữ là trò chơi thú vị nhất.

Đối với việc dạy chữ, bố mẹ phải hết sức kiên trì

Đây là điểm mấu chốt của việc dạy chữ sớm cho trẻ. Nếu cha mẹ không đủ kiên trì, mới gặp khó khăn đã nản lòng lùi bước, như vậy sẽ không thể thu được kết quả. Chúng tôi dạy con từ khi cháu được ba tháng tuổi, đến lúc tám thán tuổi mới có kết quả. Trong suốt khoảng thời gian năm tháng đó, cháu dường như không hề có phản ứng gì, nhưng chúng tôi vẫn không bỏ cuộc. Bởi chúng tôi tin trò chơi nhận mặt chữ là một trong những nội dung quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ mà “Phương án 0 tuổi” đã đưa ra. Dạy chữ trong thời gian đầu giống như dạy trẻ nhận biết đồ vật, dạy trẻ học nói, ‘đàn gảy tai trâu, chỉ cần trâu cày được ruộng” là thành công.

Khi cháu được 16 tháng tuổi, chúng tôi phát hiện dáng đi của cháu có gì đó bất thường, kết quả chuẩn đoán ở bệnh viện nhi đồng tỉnh là cháu bị thoát bị khớp háng bẩm sinh hai bên. Khi biết tin đó, chúng tôi rất buồn, nhưng không vì thế mà bỏ dở công việc dạy chữ cho cháu. Trên giường bệnh, chúng tôi dạy cháu nhận biết các từ như “mắc bệnh, bệnh viện, bác sỹ, y tá” hay như “dũng cảm, gắng chịu”… Ra viện, do không quen với việc bó bột cố định, cháu ăn ít và khóc nhiều trong 10 ngày liền (trước đây, cháu rất ngoan và hiếm khi khóc). Sau đó, Dịch Thần đã dần lấy lại được trạng thái tâm lý trước kia, sức khỏe cũng dần ổn định. Trong thời gian đó, chúng tôi cũng đã dạy cháu rất nhiều chữ và từ có liên quan đến bệnh tình của cháu. Rất nhiều bạn bè khi đến thăm chúng tôi hỏi Dịch Thần: “Cháu làm sao thế?” Cháu vỗ vỗ chân, lấy ra thẻ chữ “bó bột”. Khi mọi người hỏi: “Ốm thì phải thế nào?”, cháu lại trả lời bằng thẻ chữ “dũng cảm, chịu đựng.” Cả nhà lại hỏi: “Cuộc sống hàng ngày của cháu ở bệnh viện thế nào?”, khuôn mặt nhỏ nhắn của cháu vênh lên “tàm tạm”. Mọi người đều cười vui trước sự ngây thơ, đáng yêu và hồn nhiên của cháu.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!