Não hoạt động nhanh hơn nhờ việc ghi nhớ vị trí đồ vật

Ghi nhớ vị trí đồ vật

Tay nào có, tay nào không

Nếu trẻ đã có thể chơi trò “ú… òa” ở phần Giai đoạn lẫy rồi thì đây sẽ là giai đoạn cuối cùng để luyện tập trí nhớ làm việc. Bạn hãy ngửa hai lòng bàn tay, để một vật gì đó như kẹo hay đổ chơi vào một bên tay rồi cho trẻ xem. Khi thấy trẻ đã nhìn kỹ, bạn hãy nắm tay lại và hỏi trẻ “Tay nào có?” rổi bảo trẻ chỉ tay. Lúc đẩu bạn hãy để trẻ nhìn thật kỹ để ghi nhớ nhưng sau khi đã quen, hãy rút ngắn từng chút thời gian cho trẻ nhìn. Trong một khoảng thời gian ngắn mà trẻ có thể ghi nhớ được có nghĩa là não trẻ làm việc rất nhanh. Trẻ có thể ghi nhớ để phản ứng nhanh được chính là do sự rèn luyện của não bộ. Bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần bài tập này chứ không nên nóng vội.

Luyện ghi nhớ vị trí đồ vật
Luyện ghi nhớ vị trí đồ vật

Tìm hiểu về não bộ – Hãy lặp đi lặp lại hành động “giấu đi” rổi “cho xem”

Đối với trẻ, trò chơi “Tay nào có tay nào không” này khá khó. Bởi trẻ hoàn toàn không nhìn thấy đồ vật. Vì đồ vật sẽ được giấu ở bên trái hoặc bên phải nên sẽ khó hơn trò chơi “ú… òa” có thể nhìn thấy một phẩn khuôn mặt. Lúc đầu trẻ có thể chưa đoán trúng. Cho nên, bạn chi giấu trẻ một chút thôi sau đó cho xem luôn. Dẩn dần sẽ kéo dài thời gian giấu để luyện cho trẻ vẫn có thể nhớ được đổ vật nằm ở đâu, cho dù có giấu trong khoảng thời gian 20 giây.

Điểm lưu ý – Phương pháp để tăng cường trí nhớ làm việc hơn nữa

Nếu trẻ đã có thể đoán chính xác trong trò chơi “Tay nào có tay nào không”, bạn hãy giấu hai tay đã nắm chặt ra sau lưng, thay đổi vị trí giấu đổ vật mà trẻ không nhìn thấy rổi đưa tay ra phía trước hỏi trẻ “Tay nào có?” Vi trí nhớ làm việc của trẻ hoạt động tốt nên trẻ sẽ chỉ tay vào bên tay lúc đầu đã cám đổ vật. Như vậy cũng dạy được cho trẻ trải nghiệm việc đoán sai. Nhờ bài tập này, trẻ sẽ dễ dàng ứng phó với sự thay đổi của các hành động và dẻ dàng đưa ra các phản ứng phức tạp.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!