Những câu hỏi và thắc mắc thường gặp trong sản khoa

Trong quá trình khám thai, xét nghiệm cũng như sinh nở tại bệnh viện chắc hẳn những bậc cha mẹ cũng có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này, chính vì vậy Nhi Phúc Gia đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất để các ông bố bà mẹ tham khảo trong 33 câu hỏi đáp ở dưới đây:

Khi khám thai, tôi cần làm gì?

Trả lời: 

Ngay trong lần đầu khám thai, bác sĩ đã gửi tới bạn những lời khuyên và những lưu ý cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong đó có những bước tiếp theo sẽ trải qua để cảm nhận những điều tuyệt vời và mang lại sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Tất cả các lần khám thai, sẽ cùng thực hiện những bước sau:

  • Thử nước tiểu nhanh (phát hiện sớm những dấu hiệu nguy cơ trong thai kì)
  • Theo dõi cân nặng của mẹ để đánh giá sự phát triển và nguy cơ khi mang thai
  • Kiểm tra Huyết Áp
  • Đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai để xác định sự phát triển của thai nhi
  • Thực hiện các chỉ định đã được ghi trong phiếu theo dõi khám thai
  • Bác sĩ sẽ khám trong âm đạo, chuyển khám chuyên khoa hoặc làm các chỉ định ngoài gói khi cần thiết
  • Đặt hẹn lần khám kế tiếp ngay tại phòng khám cùng với bác sĩ (nên đặt khi có chỉ định siêu âm 4D)

 

Khi có dấu hiệu chuyển dạ tôi cần làm gì?

Trả lời:

Các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Nên hít thở sâu và làm theo các bước sau:

  • Khi có những dấu hiệu sắp chuyển dạ, các mẹ sẽ gọi điện tới bệnh viện để thông báo cho nhân viên y tế
  • Nếu chuyển dạ trong giờ hành chính, mẹ sẽ đến tầng 3, khu khám Sản để bác sĩ thăm khám. Nếu ngoài giờ hành chính, mẹ đến tầng 2, tại phòng sinh, chúng tôi luôn có nhân viên tiếp đón 24/24

Vinmec trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho mẹ và bé khi sinh và sau sinh nên các bà mẹ không cần phải chuẩn bị quá nhiều đồ đạc cho mẹ và bé.

 

Khi đi sinh tôi cần mang theo gì?

Trả lời:

Tuỳ theo bệnh viện hoặc tuỳ các gói các mẹ đăng kí mà có những lưu ý khác nhau. Ví dụ Bệnh viện Vinmec khi đã đăng kí dịch vụ thai sản trọn gói → Khi nhập viên để sinh, không cần mang theo gì, vì trong quá trình lưu viên, sẽ có quần áo của viện cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, vào ngày xuất viện, mẹ và bé cần chuẩn bị quần áo cho hai mẹ con.

 

Nếu lựa chọn dịch vụ sinh thường hay sinh mổ Vinmec, tôi cần làm gì?

Trả lời:

Với mong muốn đem lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái cho các bà mẹ và em bé ngay từ khi mang thai đến khi sinh nở, Vinmec sẽ tư vấn, theo dõi và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé ngay từ thời kì thai nghén. Dịch vụ sinh trẻ trọn gói được xây dựng đa dạng giúp các bà mẹ lựa chọn được chương trình phù hợp với điều kiện tài chính của mình: dịch vụ sinh con trọn gói và dịch vụ thai sản trọn gói.

Ngoài ra, tuỳ vào sự phát triển của thai nhi và tiền sử bệnh của mẹ và bé, các mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn lựa chọn dịch vụ sinh thường hay sinh mổ hợp lí hợp lí.

Trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ, các mẹ sẽ cùng bác sĩ thảo luận lên lịch mổ cụ thể. Sau đó, các bạn sẽ theo lịch hẹn nhập viện tại khu nội trú sản tầng 5.

Lưu ý: các mẹ nếu mổ đẻ sẽ nhịn ăn, nhịn uống hoàn toàn ít nhất 6h trước mổ

Điều đặc biệt là bố có thể cùng mẹ chứng kiến giờ phút ra đời thiêng liêng của bé cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ.

 

Khi nằm viện ở bệnh viện Vinmec, tôi cần làm gì?

Trả lời: 

Ở Vinmec bạn sẽ được hưởng trọng niềm vui với Dịch vụ hoàn hảo cho mẹ:Mẹ sau khi sinh sẽ được nghỉ dưỡng trong không gian tiệt trùng, tiện nghi cùng các chế độ chăm sóc đặc biệt đảm bảo phục hồi sức khoẻ nhanh. Đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ giúp giải toả những vất vả, lo lắng giúp cho mẹ và người thân có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui đón thành viên mới chào đời.Trường hợp bố muốn ở lại để chia sẻ niềm vui với mẹ, có thể đăng kí người nhà ở lại từ 21h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau.Chăm sóc tốt nhất cho trẻ sơ sinh:

Vinmec có đội ngũ các bác sĩ nhi khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tận tâm, thao tác chuyên nghiệp, đúng quy trình từ khi em bé mới chào đời đảm bảo nền tảng cho sự phát triển khoẻ mạnh về sau.

Các bé sơ sinh được chăm sóc trong không gian sạch sẽ đảm bảo, được theo dõi, chăm sóc bài bản, mang lại sự an tâm cho mẹ và người thân.

Đặc biệt để cho mẹ có thời gian hồi phục sức khoẻ nhanh nhất sau sinh, các bé sẽ được các điều dưỡng chuyên nghiệp chăm sóc trong đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau.

 

Khi ra viện, tôi cần làm gì?

Trả lời:

 Chúc mừng mẹ và gia đình đã có thêm 1 thành viên mới. Hiện tại, sức khoẻ hai mẹ con ổn định và được BS Sản và BS sơ sinh kết luận có thể chăm sóc tại nhà.Đối với mẹ, thời gian hậu sản cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn, vệ sinh và ăn uống không cần quá kiêng khem nhiều. Sau một tháng, mẹ sẽ gặp lại BS Sản để khám lại.Đối với bé, bác sĩ sơ sinh sẽ ghi lại những lưu ý cần thiết trong “sổ y bạ” bao gồm lịch tiêm chủng, ngày khám lại và những theo dõi trong quá trình phát triển của con.

 

Tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn thai kì lúc nào là đúng nhất?

Trả lời: 

Nếu sinh lần đầu:

  • Tiêm vào 3 tháng giữa của thai kì.
  • Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần và nhất thiết mũi 2 phải trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Thường tiêm vào tuần 24 – 25 và tuần 28 – 29

Nếu sinh lần 2 trở đi:

  • Nếu 2 con cách nhau dưới 10 năm tiêm 1 lần vào khoảng tuần 28 – 30.
  • Nếu 2 lần sinh con cách nhau trên 10 năm tiêm như sinh lần đầu

 

Trong quá trình mang thai mà mẹ quên chưa tiêm phòng uốn ván, đến tuần thứ 32 có tiêm được mũi đầu tiên không?

Trả lời:

Trong quá trình mang thai mà mẹ quên tiêm phòng uốn ván, đến tuần thứ 32 vẫn tiêm được mũi đầu tiên, nhưng nếu thai phụ sinh thiếu tuần (sinh sớm) thì mũi tiêm sẽ không có tác dụng. Vì thế, các bà mẹ nên chú ý tiêm phòng đúng theo lịch dặn dò của bác sĩ.

 

Trường hợp nào sản phụ phải tiêm và trường hợp nào không phải tiêm phòng uốn ván?

Trả lời: 

Khuyến cáo toàn bộ thai phụ tiêm phòng uốn ván.Tuy nhiên 1 số trường hợp cần cân nhắc như có tiền sử đẻ non, tiền sử thai chết lưu, sảy thai liên tiếp, cơ địa dị ứng nhiều với các kháng nguyên… Các bà mẹ cần trao đổi và thông báo với các bác sĩ để được tư vấn kĩ.

 

Monitoring sản khoa là gì?

Trả lời:

Là một phương pháp để ghi lại cơn co tử cung và nhịp tim thai trên giấy, qua đó bác sĩ có thể đánh giá tình trạng cơn co tử cung khi có dấu hiệu doạ đẻ non (khi thai chưa đủ tháng mà có tình trạng đau bụng hoặc ra máu âm đạo) hoặc thai đến gần ngày sinh. Ngoài ra qua đó đánh giá biến đổi của tim thai theo cơn co tử cung để có hướng theo dõi và xử lí thích hợp trước chuyển dạ hay trong chuyển dạ.

 

Tại sao xét nghiệm công thức máu cho mẹ phải làm nhiều lần trong quá trình theo dõi thai?

Trả lời:

Trong quá trình khám thai các bà mẹ có thể làm công thức máu nhiều lần để đánh giá tình trạng thiếu máu của thai phụ. Từ đó bác sĩ sẽ khuyên bạn uống bổ sung sắt hợp lí và phòng tránh thiếu máu sau sinh.

 

Mẹ có kết quả HBsAg (+) muốn tiêm huyết thanh viêm gan B thì lịch tiêm như thế nào ?Sau khi tiêm huyết thanh thì em bé có phải tiêm vacxin viêm gan B không và nếu phải tiêm thì lịch tiêm như thế nào?

Trả lời:

 Nếu mẹ bị HBsAg dương tính, trong quá trình mang thai, bà mẹ cần được tư vấn sớm với các bác sĩ chuyên khoa (nội tiêu hoá và các bệnh gan – mật) để có thể điều trị sớm cho mẹ. Theo chỉ định của các bác sĩ sản khoa, việc tư vấn này sẽ được miễn phí. Nếu cần làm thêm các xét nghiệm, mẹ sẽ thanh toán thêm các chi phí này. Đối với bé, cần tiêm ngay cho bé Huyết thanh viêm gan cùng vacxin viêm gan B trong 12h đầu sau sinh, và nhắc lại theo lịch tiêm chủng ngừa viêm gan B. Bác sĩ sản và bác sĩ sơ sinh sẽ tư vấn kỹ cho các bà mẹ ở trường hợp này.

 

Ý nghĩa của siêu âm 2D và 4D?

Trả lời: 

1. Đối với các mốc siêu âm hình thể thai nhi đánh giá dị tật (4D):

Có 4 mốc làm siêu âm hình thái, chia là 3 giai đoạn:

Tuần 12:

  • Phát hiện các dị tật lớn của thai, thường là thiếu hụt hẳn một phần cơ thể (ví dụ: thiếu hẳn 1 chi, đoạn chi, hở thành bụng, thành ngực, không phân chia não trước, thoát vị não…) và phát hiện gián tiếp các dấu hiệu liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như: đo khoảng mờ sau gáy, chiều dài sống mũi, phổ ống tĩnh mạch rốn…
  • Ngoài ra 12 tuần còn là thời điểm tốt nhất đánh giá tuổi thai, dự kiến sinh, nguy cơ sinh non (do cổ tử cung ngắn), nguy cơ cao huyết áp, sản giật, thai chậm phát triển (Doppler động mạch tử cung)…

Tuần 18 và Tuần 22:  

  • Mục đích 2 lần siêu âm này gần như tương đương nhau, có cùng ý nghĩa đánh giá các dị tật chi tiết giải phẫu tại các cơ quan thai nhi do sự hình thành của thai, ví dụ: sứt môi hở hàm ếch, thừa ngón, thiếu ngón, dính ngón, vẹo tay chân, dị tật tim mạch… Tuy vậy tuần 18 có ý nghĩa hơn vì đây là thời gian sớm nhất có thể khảo sát được dị tật chi tiết tại các cơ quan nhưng có độ tin cậy thấp đối với các dị tật nhỏ.
  • Đối với dị tật thông liên thất nhỏ, tuần 22 có độ tin cậy cao hơn nhưng quỹ thời gian để phục vụ chuẩn đoán nguyên nhân lại ít hơn nhiều. Đây là thời điểm đánh giá tốt nhất về bánh nhau, dây rốn cũng như Doppler động mạch tử cung và là thời điểm có giá trị cao trong các tiên lượng nguy cơ thai chậm phát triển, cao huyết áp sản giật trong 28 tuần. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm cuối cùng khảo sát đo chiều dài cổ tử cung (đầu dò âm đạo) để tiên lượng, dự phòng nguy cơ sinh non.

Tuần 32:

  • Từ tuần 28 – 32 là giai đoạn thai nhi lớn rất nhanh, vì thế các bất thường phát triển dễ xảy ra ở thời điểm này như: thai chậm phát triển, xương đùi ngắn, nhẵn não, thoát vị hoành, các khối u buồng trứng (đối với thai nữ)…

2. Đối với các mốc siêu âm thai định kì (2D):

Hầu hết các thai phát triển nhanh từ tuần 28 – 36. Vì thế cần khảo sát siêu âm tuần 26 (trước lúc thai phát triển nhanh) để phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và từ đó có thể điều trị sớm trước lúc thai nhi phát triển nhanh.

Siêu âm thai tuần 26 (2D Doppler)

  • Thăm khám định kì đánh giá sự phát triển của thai
  • Đánh gái Doppler động mạnh tử cung hai bên, phát hiện các bệnh lí động mạch tử cung để tiên lượng thai chậm phát triển, nguy cơ cao huyết áp của mẹ, nguy cơ tiền sản giật…
  • Đánh giá các bệnh lý bánh rau, nước ối… ảnh hưởng đến sự phát triển và các bệnh lý mắc phải của thai nhi.

Siêu âm thai tuần 36 ~ 39 (2D Doppler)

  • Đánh giá Doppler động mạch não giữa, động mạch rốn để tiên lượng thiếu máu cấp đến thai ở những tuần thai cuối. Nếu giảm dưới nhu cầu của thai, cần xem xét chấm dứt thai kì để hạn chế rủi ro biến chứng do thiếu cấp máu trong quá trình bào thai…
  • Đánh giá rau, ối, ngôi thai, dây rốn để tiên lượng cho cuộc đẻ.

 

Các lần siêu âm hình thể thai trong gói có thể giúp phát hiện các dị tật gì của thai nhi?

Trả lời:

 Theo các nghiên cứu khoa học của các trung tâm sản khoa lớn trên thế giới và tại Việt Nam, khả năng phát hiện dị tật thai nhi là khoảng 80%. Siêu âm hình thể thai nhi có thể giúp phát hiện, đánh giá cơ bản về hình thái bên ngoài: hộp sọ, chi, bàn tay, bàn chân, sứt môi, hở hàm ếch, thoát vị bụng, cột sống.. Cấu trúc bên trong cơ thể, não, phù tạng, khối u…

 

Sản phụ thụ tinh nhân tạo mang bầu sinh đôi ở Singapore có thể đăng kí theo dõi ở bệnh viện Vinmec không?

Trả lời:

Bệnh viện Vinmec có gói thai sản để theo dõi các trường hợp thai đôi. Các bà mẹ đều có thể đến khám tư vấn trước để có thể trao đổi thông tin cụ thể về trường hợp của mình trước khi quyết định.

 

Những trường hợp sinh tại bênh viện Vinmec mà trong quá trình chuyển dạ có biến chứng thì sản phụ đó có phải chuyển sang bệnh viện khác không? Và trường hợp này thủ tục và tính phí thế nào cho gói sinh/ thai sản đã kí ở Vinmec và các phí phát sinh thêm tại viện được chuyển sang?

Trả lời: 

Để quản lí thai sản an toàn, giảm thiểu rủi ro của cuộc đẻ, Vimec khuyến khích các bà mẹ đăng kí theo dõi thai sản ngay từ khi còn sớm.Trong trường hợp cần thiết, Vinmec có thể mời các bác sĩ/ chuyên gia của các bệnh viện khác sang làm việc và cùng điều trị. Chúng tôi hạn chế việc chuyển thai phụ đang trong tình trạng chuyển dạ sang viện khác.

 

Sản phụ đã mua gói thai sản trọn gói ở Vinmec, trong trường hợp chưa chuyển dạ mà sản phụ phải khám cấp cứu có được tính trong gói không? 

Trả lời:

Chưa chuyển dạ, vào khám cấp cứu vì các nguyên nhân khác và không theo chỉ định của bác sĩ sản khoa thì sẽ thanh toán chi phí theo bảng giá chung của bệnh viện.
Nếu thai phụ nhập viện cấp cứu với tình trạng chuyển dạ (ví dụ vỡ ối..) thì không tính phí, chuyển lên trong theo dõi sinh đẻ để bác sĩ sản theo dõi.

 

Ở Vinmec người nhà có thể ở lại cùng sản phụ cả ngày không?

Trả lời:

Sản phụ sau sinh cần được nghỉ ngơi nhiều để mau lại sức. Tại Vinmec, các nhân viên y tế sẽ chăm sóc cho sản phụ sau sinh một cách toàn diện, việc có người nhà ở lại là không cần thiết.
Trừ những trường hợp có lý do y tế cụ thể, hoặc trong các trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ và điều dưỡng trưởng sẽ thảo luận với người thân để ở lại.
Ngoài ra, em bé sơ sinh ra đời có sức đề kháng kém. Việc nhiều người nhà ở lại sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ nếu người nhà không thực hiện các biện pháp vệ sinh trước khi chăm sóc bé.

 

Nếu sản phụ muốn mời bác sĩ ngoài, bệnh viện Vinmec có thể đứng ra mời không?

Trả lời:

 Trong các trường hợp thật sự cần thiết và để đảm bảo sự an toàn của thai phụ, bệnh viện sẽ chủ động mời các bác sĩ đầu ngành về hội chẩn, phối hợp theo dõi.
Trong trường hợp vì nguyện vọng cá nhân, khách hàng muốn mời bác sĩ vào, sản phụ cần trao đổi với bác sĩ theo dõi. Sản phụ sẽ được yêu cầu kí một số cam kết và sẽ thanh toán phí mời bác sĩ ở ngoài vào.

 

Khám với bác sĩ gây mê vào thời gian nào của thai kì? Tôi có phải đặt hẹn khám gây mê không?

Trả lời: Thường là sau tuần lễ thứ 36. Sau khi được bác sĩ sản chỉ định bạn sẽ được hướng dẫn đi khám gây mê mà không cần đặt hẹn.

 

Xét nghiệm Rubella IgG & IgG, Toxoplasma IgG, dung nạp glucose, streptococcus B là gì ?
Thời gian nào làm các xét nghiệm này?

Trả lời: 

Rubella

  • xác định tình trạng nhiễm virus Rubella hay không vì nguy cơ gây thai bất thường của virus này rất cao ở 3 tháng đầu:
  • Làm xét nghiệm ngay lần đầu khám thai.

Toxoplasma IgG

  • là loại kí sinh trùng thường lây nhiễm từ phân, lông chó mèo có thể gây chết thai, viên não, viêm võng mạc, viêm gan, phù rau thai… Làm IgG và IgM để xác định tình trạng nhiễm bệnh để có thể điều trị…
  • Làm xét nghiệm ngay lần đầu khám thai.

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết:

  • Đánh giá khả năng chuyển hoá đường của bệnh nhân có tốt hay không, kiểm tra nguy cơ bị đái tháo đường thai nghén. Để có thể điều chỉnh lượng đường trong máu trở lại bình thường:
  • Làm xét nghiệm ở tuần 25 – 26.

Streptococcus B:

  • Là liên cầu khuẩn nhóm B, thai phụ bị nhiễm loại liên cầu này (ở đường sinh dục và tiêu hoá) thì con có nguy cơ phổi viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong
  • nên phải làm xét nghiệm cấy dịch âm đạo ở tuần 35 – 36. Nếu xét nghiệm dương tính điều trị kháng sinh khi bắt đầu chuyển dạ để ngừa lây sang con.

 

Ở Vinmec kết quả các xét nghiệm trong gói được trả cho khách hàng trong thời gian bao lâu?

Trả lời:

Các kết quả bất thường sẽ được bác sĩ tư vấn trực tiếp. Nếu kết quả bình thường vui lòng tra cứu online.

 

Những mũi tiêm phòng nào cần phải tiêm ngay sau sinh? Vinmec cung cấp được những mũi tiêm nào?

Trả lời: 

Những mũi tiêm cần tiêm ngay sau sinh bao gồm:Huyết thanh viêm gan và vaccine ngừa viêm gan nếu mẹ có HbsAg (+) tiêm ngay sau sinh, tiêm Vitamin K. Vinmec có cung cấp các mũi tiêm này.

 

Tiêm Vitamin K có bắt buộc phải tiêm sau sinh không ? Giới hạn tối đa phải tiêm là khi nào?

Trả lời:

Không bắt buộc phải tiêm ngay sau sinh, nhưng khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt (Không có giới hạn tối đa). Mục đích giảm thiểu nguy cơ và tỉ lệ xuất huyết não đặc biệt ở những trẻ sinh non hoặc sinh can thiệp.

 

Khách đăng kí sinh thai sản trọn gói, nếu bác sĩ Vinmec chỉ định đi làm các xét nghiệm, siêu âm thêm ngoài gói thì có bắt buộc phải làm ở Vinmec không hay được làm bên ngoài nếu nhà khách ở xa Vinmec?

Trả lời:

Tất cả các xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh được nêu trong gói đều phải làm tại Vinmec, nếu khách hàng không làm thì không được trừ chi phí này.
Trong trường hợp khách làm ở ngoài, vào thời điểm sinh, để đảm bảo an toàn cho sản phụ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm lại các xét nghiệm và siêu âm cần thiết.

 

Các thuốc dùng cho mẹ sau khi sinh mổ (ví dụ như thuốc kháng sinh) có bao gồm trong gói không?

Trả lời:

Trong trọn gói chỉ bao gồm các thuốc dùng gây tê, vật tư tiêu hao thiết yếu cho cuộc mổ, cuộc đẻ.
Kháng sinh sau mổ nếu sử dụng không được bao gồm trong trọn gói.
Các thuốc giảm đau sau sinh, hoặc các loại thuốc khác sử dụng tại bệnh phòng không được bao gồm trong trọn gói.

 

Sản phụ sinh thường muốn đăng kí phòng VIP ngay thời điểm đăng kí gói, nếu lúc sinh cấp cứu Vinmec không có phòng VIP thì có thể bù phí đã đóng đó sang các phí phát sinh khác có được không?

Trả lời:

Hoàn toàn có thể
Khách hàng có thể đăng kí trước hoặc ngay khi nhập viện để sinh, Bệnh viện tiếp nhận nhu cầu và sẽ thu xếp, trong trường hợp Bệnh viện không đáp ứng được thì sẽ thông báo lại khách hàng và đưa ra các phương án lựa chọn khác.

 

Nếu gây tê màng cứng thì có phải lúc sinh sản phụ sẽ không còn cảm giác đau không?

Trả lời: 

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau khi sinh, giúp giảm đau đến mức tối đa trong suốt quá trình chuyển dạ. Nhưng đến khi cổ tử cung mở hết, đầu em bé lọt sản phụ sẽ thấy hơi đau trở lại đồng thời với cảm giác muốn rặn là thời điểm chuẩn bị bé chào đời (giai đoạn hai của chuyển dạ).

 

Em bé bị vàng da thì thời gian điều trị thông thường khoảng bao lâu?

Trả lời:

Điều trị vàng da tối thiểu chiếu đèn sau 24 giờ. Tuy nhiên, nếu là vàng da bệnh lí thì có thể kéo dài hơn. Bác sĩ sơ sinh sẽ tư vấn cho bố mẹ về thời gian của từng em bé.

 

Sản phụ có hợp đồng sinh/ thai sản trọn gói với Vinmec, thời gian theo dõi chuyển dạ có tính tiền thêm không?

Trả lời: 

Thời gian theo dõi chuyển dạ tại phòng sinh tối đa là 12 tiếng đã bao gồm trong giá dịch vụ sinh, trong trọn gói sinh hoặc thai sản. Nếu quá 12 tiếng theo dõi tại phòng sinh thì sẽ tính thêm viện phí theo giá của bệnh viện.

 

Thời gian viện phí được tính thế nào?

Trả lời:

Sau khi sinh, 1 ngày viện phí nội trú được tính là 24 giờ kể từ lúc sản phụ bắt đầu lên khu vực theo dõi hậu sản.
Sản phụ sinh thường sẽ lưu viện 1 ngày, sản phụ sinh mổ sẽ lưu viện 4 ngày.
Nếu sản phụ sử dụng trọn gói sinh hoặc thai sản thì trong gói đã bao gồm thời gian lưu viện này, sẽ chỉ phải thanh toán thêm khi phát sinh thêm thời gian lưu viện.
Nếu sản phụ không sử dụng trọn gói thì sẽ thanh toán phí lưu viện theo thực tế số ngày lưu viện.

 

Ở Vinmec lớp tiền sản có được mời chồng đi cùng không?

Trả lời:

Lớp tiền sản được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết, bao gồm kiến thức về quá trình mang thai, các thông tin chuyển dạ, sinh nở, và một số kiến thức cần thiết về chăm sóc sơ sinh. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích khách hàng cùng chồng tham gia.

 

Khi tôi sinh, chồng/ người thân của tôi có được vào phòng sinh cùng không?

Trả lời: 

Hiện nay tại bệnh viện Vinmec, khi sản phụ sinh thường hoặc sinh mổ, 1 người thân của sản phụ được phép vào phòng sinh để động viên trấn an tinh thần giúp sản phụ vượt cạn thuận lợi và cùng chung hưởng niềm hạnh phúc trong giây phút chào đón em bé ra đời.
Đối với trường hợp sinh mổ, Bác sĩ Sản và Bác sĩ Gây mê của Vinmec sẽ xem xét và quyết định cho phép người thân của sản phụ được vào phòng mổ hay không dựa trên việc tiên lượng ca mổ đẻ đó là bình thường hay là phức tạp, tất cả hướng đến mục đích cuộc phẫu thuật có kết quả tốt đẹp. Các bác sĩ sẽ là người thông báo với người thân của Sản phụ về việc này.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!