Những điều cần biết khi bà bầu mắc bệnh trĩ

Thai phụ bị bệnh trĩ

Bà bầu mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở cuối thai kỳ. Lúc này, tử cung to lên ép vào tĩnh mạch khoang dưới, cản trở lưu thông mạch máu, dẫn đến sưng phồng tĩnh mạch cục bộ, cộng thêm lúc này tổ chức khoang chậu giãn ra, lỏng lẻo, rất dễ hình thành bệnh trĩ. Nếu thai phụ có cảm giác hậu môn hoặc gần trực tràng sưng lên, ngứa hoặc đau… đi đại tiện thường kèm theo máu, thì đó chính là bệnh trĩ. Bệnh trĩ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, cần tích cực chữa trị.

Chữa bệnh trĩ, trước tiên cần chữa chứng táo bón

Bệnh trĩ không thể tách rời khỏi chứng táo bón, vì thế khi mắc bệnh trĩ, cần đồng thời chữa và điểu chỉnh chứng táo bón. Nếu táo bón nhẹ, thời gian đi đại tiện ngắn, mỗi lần đi trong vòng 3 phút, bệnh trĩ có thể giảm nhẹ; thời gian ngắn hơn, chỉ trong vòng 1 phút, thì một hai tuần sau là có thể khỏi.

Hình thành thói quen tốt khi đi vệ sinh

  1. Khi đi vệ sinh không nên dùng sức, nếu rặn quá sức sẽ làm cho một phần trực tràng tụt xuống, làm cho bệnh trĩ nặng thêm.
  2. Nếu búi trĩ nhô ra khi đi đại tiện, đại tiện xong lại nhẹ nhàng rút vào, thì có thể bôi một ít gel giúp trĩ có thể co rút tự động khi chúng ta hoạt động.
  3. Sau khi đại tiện, cần vệ sinh sạch sẽ, không dùng lực mạnh chà sát, có thể dùng giấy ướt hoặc giấy dành cho trẻ em lau nhẹ nhàng.
  4. Khi đi vệ sinh xong, lau sạch sẽ, rồi dùng giấy vệ sinh mềm nhét vào lỗ hậu môn, nửa giờ sau mới lấy ra. Làm như vậy sẽ làm cho tĩnh mạch trực tràng hoạt động khi vận động, máu huyết lưu thông, giảm mắc bệnh trĩ.
  5. Buổi tối hàng ngày, dùng một cốc nước ấm rửa sạch xung quanh hậu môn, hoặc dùng 1 – 2% dung dịch natri cacbonat để ngâm.
  6. Sau khi ngâm, dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng. Làm như vậy có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm bệnh trĩ.

Vận động cải thiện bệnh trĩ

Khi vận động, cơ trực tràng cũng hoạt động theo, làm tăng lực co thắt, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện bệnh trĩ. Mỗi ngày có thể làm trên 20 lần.

Khi bị bệnh nặng cần đi khám chữa kịp thời.

Nếu bị bệnh nặng, thai phụ cần đi khám để bác sỹ để chữa trị. Nếu cần thiết, bác sỹ sẽ dùng túi chườm lạnh, hoặc dùng thuốc bôi. Nếu bị viêm nhiễm, ngoài dùng thuốc kháng sinh, còn dùng thủ thuật. Cần chú ý là trong thời kỳ mang thai không nên làm phẫu thuật, đau đớn và mất máu sẽ không có lợi cho sự an toàn của bé.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!