Những điều cần biết khi trẻ bị bầm da

Trẻ bị bầm da

Vết bầm là một vết màu đỏ tía trên da, thường bắt nguồn từ một cái tát hay một sự va chạm làm bể những mạch máu nhỏ gần bề mặt da.

Vết bầm là một vết màu đỏ tía trên da, thường bắt nguồn từ một cái tát hay một sự va chạm làm bể những mạch máu nhỏ gần bề mặt da. Những đứa trẻ có nước da trắng dễ bị bầm hơn những đứa trẻ da ngăm ngăm đen. Thường phải mất từ 10 đến 14 ngày để một vết bầm mất đi hoàn toàn. Khi vết bầm nhạt màu, nó ngả sang màu nâu, rồi màu xanh hoặc màu vàng vì sắc tố bị phân hóa và được cơ thể hấp thụ trở lại.

Bệnh có nghiêm trọng không?

Một vết bầm ít khi nghiêm trọng. Nếu một vết bầm vô cớ xuất hiện, nó có thể liên quan đến những bệnh hiếm gặp nhưng nặng như bệnh bạch cầu hay bệnh ưa chảy máu (hemophilia).

Triệu chứng có thể gặp

  • Dấu màu đỏ tía trên da, nhạt dần thành màu nâu hoặc màu vàng.
  • Khi sờ tới là đau (trong một hoặc hai ngày).
  • Sưng nếu bầm trên xương.

Việc gì phải làm trước tiên?

  1. Nếu bé chỉ bị một vết bầm nhỏ thì không cần chữa, chỉ cần ôm nựng và trấn an nếu bé bị xúc động.
  2. Nếu vết bầm lớn bạn hãy đắp một cái khăn lạnh lên trên trong khoảng nửa giờ để ngăn sưng và làm giảm đau cho bé.

Có cần đi khám bác sỹ không?

Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu vị trí vết bầm đau nhức sau hơn 24 giờ; có thể là đã bị gãy xương; hoặc vết bầm xuất hiện không có nguyên do rõ ràng.

Bác sỹ có thể làm gì?

  • Bác sỹ sẽ khám cho bé để xác định xem bé có bị gãy xương không và giới thiệu tới phòng cấp cứu của bệnh viện để chữa trị nếu cần.
  • Bác sỹ giới thiệu bạn tới một phòng khám chuyên môn trong trường hợp bé bị các vết bầm lặp đi lặp lại hoặc vết bầm xuất hiện tự nhiên. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh ưa chảy máu hoặc bệnh bạch cầu.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!